Dạy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thông qua các tương tác với con giúp phát triển các giác quan của trẻ. Sau khi sinh các giác quan của bé đã bắt đầu hoàn thiện dần, vận động của cơ thể cũng trở nên linh hoạt hơn và tự chủ hơn. Mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây để thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ:
- Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
- Những cách mẹ có thể dạy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Hầu hết trẻ sơ sinh tăng cân trong vòng 2 tuần đầu sau sinh. Mức cân tăng trung bình ở lứa tuổi này là khoảng 150-200 gram/ tuần. Nếu con của bạn không tăng cân hãy nói chuyện với các bác sĩ.
Mẹ có thể quan tâm:
Bé sơ sinh khóc – Giải mã 6 tiếng khóc thường xuyên của trẻ sơ sinh
Đọc vị những biểu hiện của trẻ sơ sinh, giúp mẹ hiểu bé sơ sinh đang cần gì!
Lúc này hệ thống thần kinh của trẻ vẫn còn trong giai đoạn trưởng thành, ý thức chưa được hình thành nhưng những phản xạ bẩm sinh vẫn có và biểu hiện rõ qua từng cử chỉ mút tay hoặc tìm và sờ vào núm vú của mẹ mỗi khi muốn bú. Nếu mẹ đặt ngón tay của mình vào lòng bàn tay của trẻ sơ sinh, bạn sẽ thấy rằng theo phản xạ trẻ sẽ nằm chặt ngón tay của bạn.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi còn có 1 phản xạ bẩm sinh với tên gọi là Moro. Phản xạ này thường có mỗi ngày trẻ đang ngủ, bị giật mình. Sau đó trẻ sẽ bung 2 tay và 2 chân của mình ra ngoài và sau đó tự động kéo tay chân vào người lại. Do đó, khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, lúc thấy trẻ biểu hiện này, mẹ thường đặt bàn tay của mình lên người trẻ, vỗ nhè nhẹ để trấn an và dỗ dành trẻ.
Những cách mẹ có thể dạy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Bé 1 tháng tuổi biết làm gì? Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thính giác và vị giác nhạy bén nhưng thị giác lại rất kém. Trong thời gian này, trẻ chưa biết cười, chưa hóng chuyện được và phản ứng của bé khi bố mẹ trò chuyện không phải do bé biết tên của mình. Mà là bé đang phản ứng với âm thanh.
Luyện các giác quan cho trẻ
Thính giác
Với trẻ 1 tháng tuổi, tiếng khóc của bé chính là ngôn ngữ duy nhất mà bé dùng để giao tiếp. Vì thế mẹ hãy nói chuyện, chơi đùa với bé mỗi ngày để xây dựng sự gắn kết và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của bé. Bé có thể nhận ra giọng nói, âm thanh và khuôn mặt quen thuộc sau khi thính giác và tầm nhìn của trẻ phát triển hơn. Đặc biệt là tiếng nói của cha mẹ vì chúng đã nghe âm thanh này trong bụng mẹ.
Mẹ có thể quan tâm:
Chăm bé sơ sinh – những điều mẹ PHẢI biết!
Mẹo chăm sóc bé sơ sinh cho người lần đầu làm mẹ
Trẻ đặc biệt thích những âm thanh the thé. Do đó, không nên quá khó chịu khi ai đó trong nhà có giọng nói the thé nói chuyện với bé sơ sinh. Nếu em bé dường như không đáp ứng với tất cả các âm thanh thì hãy đưa trẻ đi khám.
Thị giác
Trẻ nhìn rõ mọi thứ hơn do thị lực đã phát triển hơn, do đó trẻ thường đảo mắt nhìn theo cha mẹ hoặc những đồ vật có màu sắc sặc sỡ.
Mẹ có thể chơi trò mắt đối mắt với con, bằng cách di chuyển thật gần mặt con. Và từ từ nghiêng đầu từ bên này sang bên kia. Con sẽ nhìn thẳng vào mắt mẹ và nhìn theo khi mẹ nghiêng đầu.
Tuy các cửa hàng có rất nhiều đồ chơi màu sắc và họa tiết sặc sỡ dành cho trẻ sơ sinh. Nhưng những vật dụng trong gia đình cũng là một sự lựa chọn tốt.
Khứu giác
Biểu hiện rõ nhất là chính là trẻ có thể tìm kiếm được vị trí núm vú của mẹ. Tìm đến bầu sữa ngọt của mình với hương thơm của sữa trong những ngày đầu tiên khi mới được sinh ra.
Giống như nhiều trẻ lớn và người lớn, trẻ thích vị ngọt. Vị giác chưa đủ trưởng thành để phân biệt cay đắng và chua. Bé đã có ý thức về mùi, đã có thể chọn ra hương thơm của núm vú và sữa mẹ trong những ngày đầu tiên của cuộc đời.
Dạy bé các kỹ năng vận động
- Bất cứ khi nào bé tỉnh táo, mẹ có thể massage cho bé, cho con tập thể dục hoặc bày những trò chơi cho bé. Vừa giúp thắt chặt tình mẹ con, vừa giúp bé phát triển các kỹ năng vận động cũng như nhận thức.
- Bé thích được chạm vào. Hãy tiếp xúc da với da, ví dụ bằng cách giữ và lắc hoặc massage nhẹ nhàng. Nó sẽ làm cho trẻ sơ sinh có cảm giác được an ủi và yêu thương.
- Di chuyển đôi chân của bé bằng động tác chuyển động đi xe đạp trong vài phút. Bài tập này dễ dàng giúp các cơ bắp chuẩn bị cho việc bé bò và đi bộ.
Bằng các cách dạy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ở bài viết này, chắc chắn bé sẽ phát triển nhanh nhẹn và khoẻ mạnh. Mẹ hãy lưu tâm và thực hiện mỗi ngày nhé!
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!