Dạy dỗ con người khác là điều tránh làm. Ai cũng biết vậy vì làm như vậy là không “vuốt mặt nể mũi”. Nhưng mà có nhiều khi không thể không đừng đặng được.
Tiến thoái lưỡng nan
Khi nói dạy dỗ con cái nhà người khác, bạn không muốn làm mất lòng cha mẹ của đứa trẻ. Nhưng nếu hành vi có hại, bạn cũng không thể bỏ qua. Tôi có chị bạn khá thân, gặp nhau từ hồi đi học đại học. Hai gia đình chơi thân. Chị có con trước tôi.
Từ khi thằng bé lên 5, 6 tuổi, tôi thật sự là ngại khi gia đình chị đến chơi. Thằng bé hiếu động, quậy rất hư. Đá chó, tè vô gốc cây phong lan, mở tủ lạnh lấy đồ ăn tự nhiên. Có lần tôi phát hiện vết cắn to ở tay con tôi, mới 4 tuổi.
Hoá ra là tác phẩm của con cô bạn thân. Thậm chí nó còn thấy túi của tôi – mở ra lục lọi. Trời đất! La mắng nó thì tôi biết không nên, mà không mắng thì ba mẹ cháu để yên. Tôi phải làm sao?
Dạy dỗ con người khác. Hãy nghiên cứu và tìm ra cách trị!
Không biết làm sao, tôi đành phải âm thầm đọc trên mạng. Cuối cùng, kinh nghiệm tích luỹ của tôi hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn.
Trẻ con đánh nhau
Bạn đang ở trong một chuyến đi chung xe với các gia đình khác. Một cậu bé đã cư xử không đúng mực trong thời gian gần đây, la hét và bắt đầu đánh nhau với một cậu khác trong xe.
Trẻ đánh nhau với con bạn. Làm sao?
- Bạn muốn làm: La cho cả đám một trận và nếu có đứa nào ỉ lớn hiếp nhỏ thì cho một bạt tai.
- Bạn nên làm: Giàn hoà đám đánh nhau và gọi các ba mẹ đến để cùng phân xử.
Lớn bắt nạt nhỏ
Con bạn 4 tuổi đang cầm viên phấn vẽ trên vỉa hè. Hai cậu khác 5 và 6 tuổi muốn lấy viên phấn. Con trai bạn đã đưa một mẩu nhưng hai cậu kia không chịu. Hai cậu giật viên phấn trên tay thằng bé. Thằng bé con vừa khóc vừa la.
Cậu con nhà hàng xóm qua nhà và dành đồ chơi của con bạn. Bạn dạy dỗ thế nào?
- Bạn muốn làm: Bạn sẽ nói “Ê mấy đứa nhỏ. Thôi đi nha. Tách nhau ra”. Đó là cách mà một gia đình đã thực hiện. Nhưng làm như vậy sẽ làm cho mấy đứa trẻ không chơi với nhau. Chúng sẽ ở trong trạng thái phòng thủ, ít cởi mở.
- Bạn nên làm: Trước hết bạn cần cho tất cả biết là bạn đang có mặt ở đó và đang theo dõi tất cả. Thông thường, điều đó là đủ để ngăn chặn các hành vi hung hăng. Nếu không, hãy giải quyết các “chàng trai” một cách bình tĩnh nhưng nghiêm khắc: “Các con không lấy đồ của người khác. Con làm vậy em sẽ buồn.” Hãy cho họ biết con trai của bạn rất vui khi chia sẻ những thứ của mình. Nhưng đó là sự chia sẻ chứ không phải trấn lột. Nếu trẻ vẫn tiếp tục giật phấn, hãy vứt viên phấn đi và đưa con bạn đến một khu vực khác của công viên.
Chơi chung nhưng không dọn chung
Cô con gái 4 tuổi của bạn chơi đồ hàng với một bạn. Tất cả đồ chơi được cô bạn này bới ra. Và sau khi chơi xong, mớ hỗn độn đó còn nguyên mà cô bạn không chịu dọn dẹp.
- Bạn muốn làm: Đưa “cô bé tử tế” ra ngoài hoặc cho “cô ta” về nhà.
- Bạn nên làm: Nhà của bạn, hậu quả của bạn. Đúng không? Đúng! Nhưng hãy kiềm chế bản thân, có lẽ vị khách nhỏ của bạn đang có một ngày tồi tệ. Lặp lại các quy tắc: “Trong nhà cô, ai cũng phải dọn đồ. Ai chơi người đó dọn và mọi người đều dọn dẹp. Như vậy lần sau mới được chơi”. Bạn có thể đưa ra phần thưởng: “Khi con dọn dẹp xong, cô sẽ cho con ăn bánh quy và uống nước chanh”
Trong hầu hết các trường hợp, một đứa trẻ đến thăm nhà người khác thường chấp thuận theo yêu cầu bạn. Nếu là nhóm đông, bé nào cư xử không đúng, bạn có thể nói chuyện bằng ánh mắt. Trẻ em biết khi nào được đối xử công bằng và thường sẽ hợp tác để đáp lại sự công bằng đó.
Tác phẩm của cô bé bạn của con gái bạn.
Người người thích… cắn
Con trai của bạn từ lớp về nhà với một vết cắn trên cánh tay từ một đứa trẻ khác.
- Bạn muốn làm: Đối mặt với cha mẹ của đứa trẻ và bắn một e-mail giận dữ cho giáo viên.
- Bạn nên làm: Trường mầm non tồn tại một phần là để giúp trẻ học những hành vi xã hội nào được chấp nhận và hành vi nào không được chấp nhận. Đánh và cắn là rất phổ biến ở độ tuổi này. Mặc dù điều đó không thể chấp nhận được, nhưng giáo viên của con trai bạn là người phù hợp để xử lý vấn đề. Hãy gặp cô giáo và bày tỏ sự mối quan tâm của mình. Đừng lôi những phụ huynh khác vào.
Đối xử khéo, tránh trực tiếp dạy dỗ con người khác khi không cần thiết. Biết đâu có khi con bạn cũng chơi hư thì sao. Trẻ con mà.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!