Dạy con kỹ năng thoát hiểm là thứ cha mẹ cần trang bị cho trẻ khi còn nhỏ. Bởi, đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không thể đoán biết trước những chuyện xấu sẽ xảy ra. Nếu không may trẻ vô tình bị kẹt trong một đám cháy, vậy cần xử lý ra sao? Vì vậy, việc dạy con kỹ năng thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp hết sức cần thiết. Dưới đây là những kỹ năng cơ bản trẻ có thể áp dụng vào cuộc sống.
Dạy con kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn
Bình tĩnh xử lý tình huống
Bạn nên dạy con học kỹ năng sống và cách giữ bình tĩnh trong các tình huống khẩn cấp. Khi xảy ra hỏa hoạn, hãy nhớ việc phải cúi thấp người xuống. Vì khói luôn bay ở trên cao. Nếu khói nhiều, cần phải bò người xuống sàn, nhanh chóng thoát ra ngoài.
Trẻ cần bình tĩnh và nhanh chóng di chuyển đến lối thoát an toàn
Tốt nhất, hãy dặn trẻ lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi. Khi cần thoát ra ngoài phải lấy chăn, mền đã được nhúng nước trùm qua người. Việc làm này sẽ giúp trẻ tránh bị lửa bén vào trong trang phục.
Sau đó, trẻ cần nhanh chóng di chuyển tới lối thoát hiểm bên ngoài. Lối này có thể là cửa, lối đi dẫn tới cầu thang bộ,…
Nhanh chóng tìm người trợ giúp thoát khỏi đám cháy
Cha mẹ nên hướng dẫn con cách gây chú ý cho nhân viên cứu hỏa hay những người giúp đỡ bằng cách vẫy tay, la hét. Trong trường hợp, lửa bén vào quần áo, phải ngừng chuyển động. Tiếp đó, che mặt và lăn qua lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt.
Cha mẹ cần dạy trẻ cách tìm sự trợ giúp từ những người xung quanh khi có hỏa hoạn
Trẻ không nên nhảy xuống bể bơi hay thùng chứa nước vì nước có thể bị nấu sôi vì lửa cháy.
Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ
Cha mẹ nên dành thời gian để chỉ cho bé những lối thoát ra ngoài khi có hỏa hoạn. Nếu nhà có một cửa thì đó chính là lối thoát hiểm. Còn nếu ở nhà tầng thì hãy thoát ra bằng cửa buồng thang bộ chống hỏa hoạn.
Bé cần nhanh chóng thoát ra bên ngoài càng nhanh càng tốt. Tuyệt đối đừng nán lại hay chần chừ vì lửa có thể lan và bùng lên rất nhanh.
Ngoài ra, gia đình có thể tự trang bị thêm bình chữa cháy mini và hướng dẫn bé cách dùng. Với điều kiện là độ tuổi của các bé đủ lớn để nhận thức cũng như điều khiển hành vi của mình. Trong những trường hợp cháy do chập điện, không được dùng nước để dập lửa. Vì hành động này có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm khi phát hiện người lạ đột nhập
Trong tình huống trẻ về nhà một mình và nghi ngờ có người lạ đột nhập bên trong. Hãy dặn bé không nên vào nhà. Vì bé rất có thể gặp nguy hiểm khi đối tượng xấu trở nên manh động. Bé cần nhờ đến sự giúp đỡ của những người hàng xóm hay gọi điện cho công an để hỗ trợ.
Cha mẹ cần nhắc nhở trẻ không được mở cửa cho người lạ khi ở một mình
Nếu bé đang ở trong phòng và nghe thấy có tiếng động lạ có kẻ đột nhập. Mẹ nên chỉ bé cách khóa chặt cửa phòng đồng thời tri hô để nhờ sự giúp đỡ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần nhắc nhở bé không nên mở cửa cho người lạ khi không có người lớn ở nhà.
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi bị bỏ quên trên xe ô tô
Tìm cách liên lạc với bên ngoài
Đã có không ít những tai nạn thương tâm ở trẻ nhỏ do bị bỏ quên trên ô tô. Vì vậy, điều trước tiên cha mẹ cần dạy con học các kỹ năng sống cơ bản trong tình huống này. Cha mẹ có thể hướng dẫn bé cách sử dụng điện thoại hay đồng hồ thông minh. Đây là phương tiện giúp bé dễ dàng liên lạc ra bên ngoài tìm kiếm sự trợ giúp.
Sử dụng còi xe để thu hút sự chú ý
Có một điều thú vị mà nhiều bậc cha mẹ có thể chưa biết. Đó là còi xe vẫn hoạt động ngay cả khi xe đã tắt máy. Do vậy, bạn nên chỉ cho con vị trí và cách sử dụng còi xe phòng khi cần. Âm thanh từ còi xe sẽ thu hút sự chú ý từ bên ngoài. Nhờ đó, bé sẽ nhận được sự trợ giúp từ bên ngoài để thoát ra khỏi xe ô tô.
Bạn nên chỉ cho bé cách liên lạc với bên ngoài khi bị kẹt trong xe
Dùng lẫy mở khóa cửa từ bên trong
Dùng lẫy mở khóa cửa từ bên trong là chức năng mọi người thường ít để ý. Lẫy thường được thiết kế ở vị trí cốp sau hay khoang hành lý.
Trong những tình huống khẩn cấp, bạn nên hướng dẫn con cách cạy nắm nhựa để kích hoạt khóa mở. Sau đó, nhanh chóng thoát ra bên ngoài.
Dùng búa phá kính
Trên các phương tiện vận chuyển hiện nay như: xe ô tô chở học sinh, xe bus,… đều có trang bị công cụ thoát hiểm. Búa phá kính được thiết kế có đầu nhọn để tập trung lực tác động. Nhờ đó, chỉ cần một lực tay rất nhỏ, trẻ có thể phá vỡ cửa kính xe và thoát ra.
Cha mẹ nên dạy bé cách dùng búa phá kính để phòng trường hợp khẩn cấp
Mặt khác, kính xe ô tô thường là những loại kính an toàn. Khi bị đập vỡ, kính sẽ nhanh chóng bị vụn, không có mảnh sắc làm trẻ bị thương. Cha mẹ có thể hướng dẫn con nhận dạng và cách sử dụng những công cụ này.
Là cha mẹ, ai cũng đều mong muốn tạo ra một không gian sống an toàn cho con. Thế nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng luôn ở bên bảo bọc cho con. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy trang bị các kỹ năng thoát hiểm để trẻ tự bảo vệ bản thân. Đồng thời rèn cho con tính tự lập ngay khi còn nhỏ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!