Đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối - Mẹ có nên lo lắng?

Đầy bụng nếu không khắc phục được kéo dài diễn biến nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé trong bụng. Tuy là tình trạng phổ biến nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối có thể là do chế độ ăn uống bất hợp lý, do hormone thai kỳ, dạ dày bị chèn ép vì thai nhi càng ngày càng lớn.. Đây là triệu chứng thường gặp ở các mẹ bầu ở cuối của thai kỳ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả mẹ và bé. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Nguyên nhân khiến mẹ bầu đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối
  • Một số triệu chứng mẹ bầu thường gặp khi bị đầy bụng ở 3 tháng cuối
  • Cách giảm đầy hơi khi mang thai
  • Mẹ bầu đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối khi nào nên gặp bác sĩ?

Nguyên nhân khiến mẹ bầu đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Dưới đây là nguyên nhân dễ bắt gặp nhất liên quan đến tình trạng chướng bụng đầy hơi ở mẹ bầu tháng cuối:

  • Do chế độ ăn uống bất hợp lý, mẹ bầu dung nạp nhiều thực phẩm khó tiêu, các loại đồ chua, thức ăn chế biến sẵn, đồ cay nóng nhiều dầu mỡ.
  • Trong thời kì mang thai, hormone trong cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Cơ thể mẹ bầu sản sinh ra một số hormone khiến các cơ quan của hệ tiêu hóa mềm ra. Điều này làm quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm, acid dạ dày dư thừa và dễ trào ngược lên.
  • Tử cung giãn rộng tạo điều kiện cho thai nhi phát triển là nguyên nhân khiến cho dạ dày bị chèn ép, ruột không thể hoạt động tốt như bình thường. Do đó, bụng của mẹ bầu sẽ đầy chướng lên do lượng khí gas được sinh ra nhiều hơn.
  • Nguyên nhân khác khiến mẹ bầu bị đầy bụng có thể do sử dụng viên uống bổ sung sắt hay canxi.
  • Thói quen lười vận động cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
  • Một số tật xấu khi ăn uống như nhai vội, ăn quá nhiều và quá no, nằm ngay sau khi ăn... cũng là những yếu tố liên quan.

Mẹ đã biết chưa?

Bà bầu bị đau bụng 3 tháng cuối thai kỳ có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để thai nhi phát triển tốt và sẵn sàng chào đời?

Một số triệu chứng mẹ bầu thường gặp khi bị đầy bụng ở 3 tháng cuối

Tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở mẹ bầu thường đi kèm với các triệu chứng sau đây:

  • Rối loạn tiêu hóa cũng có thể là hệ quả của chứng chướng bụng đầy hơi ở mẹ bầu. Táo bón và tiêu chảy là hai vấn đề thường gặp, trong đó tình trạng táo bón thường phổ biến hơn.
  • Mẹ bầu thấy phần bụng trên của mình trở nên căng tức, khó chịu, có thể kèm những cơn đau bụng lâm râm, ợ chua, ợ khan...
  • Không có cảm giác đói, không thèm ăn, thậm chí là chán ăn cũng là những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu khi bị đầy bụng.

Cách khắc phục tình trạng đầy bụng cho mẹ

Thiết lập lối sống khoa học

  • Tập thể dục, rèn luyện thân thể nhẹ nhàng mỗi ngày
  • Tránh thức khuya, ngủ thiếu giấc
  • Tránh xa khói thuốc
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi, stress
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và các chất kích thích
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi.

Có thể bạn chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những bài tập thể dục trong 3 tháng cuối giúp mẹ bầu “vượt cạn” dễ dàng

Đau bụng âm ỉ khi mang thai tháng cuối là vì những nguyên nhân gì?

Uống nước chanh nóng, nước nghệ tươi

  • Bà bầu bị đầy hơi chướng bụng nên ăn gì? Uống nước chanh nóng giúp mẹ hạn chế được tình trạng đầy bụng hiệu quả. Mẹ bầu có thể cho một thìa nước cốt chanh pha vào ly nước ấm và thêm một chút muối rồi uống trước bữa ăn.
  • Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống nước nghệ tươi. Sau khi cạo sạch vỏ và xay nhuyễn 1 củ nghệ tươi, chỉ lấy nguyên phần nước cốt, hòa tan trong khoảng 100ml nước ấm và chia thành 2 lần uống vào buổi sáng và buổi tối.

Massage vùng bụng

Massage vùng bụng là giải pháp an toàn kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng căng cứng bụng và khó chịu vùng bụng ở mẹ bầu. Các mẹ chú ý sử dụng lực tay nhẹ nhàng khi massage để tránh phát sinh vấn đề ngoài ý muốn.

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh

  • Ăn các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như chuối, lê...
  • Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh và trái cây
  • Uống đủ lượng nước, bổ sung sắt hay canxi
  • Hạn chế thức ăn cay nóng, đồ muối chua, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn có nhiều chất phụ gia
  • Chia nhỏ bữa ăn ra thành 5 - 6 bữa trong ngày
  • Tránh việc ăn quá no hoặc quá nhiều
  • Chú ý nhai kỹ khi ăn.

Bầu bị đầy bụng nên ăn gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Táo: Trong táo có chứa protopectin sẽ kích thích tiêu hóa nhanh, củng cố khối lượng phân và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Ngoài ra, pectin có trong táo sẽ giúp kích thích nhu động ruột co bóp, giúp đẩy thức ăn từ dạ dày qua ruột non và xuống ruột già nhanh hơn, góp phần giảm hiện tượng đầy hơi chướng bụng ở bà bầu.

Rau xanh: Là nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa, không gây tích tụ hơi trong dạ dày, rau xanh không chỉ cung cấp lượng chất xơ dồi dào mà còn hỗ trợ tiêu hóa, giúp ngừa tình trạng táo bón cho mẹ bầu.

Cà rốt: Có chứa tinh chất kháng viêm, giúp hoạt động của hệ tiêu hóa hiệu quả hơn. Cà rốt kích thích hoạt động tiết dịch vị ở dạ dày, giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa ở mẹ bầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối khi nào nên gặp bác sĩ?

Đầy bụng nếu không khắc phục được kéo dài diễn biến nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé trong bụng. Tuy là tình trạng phổ biến nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Khi gặp biểu hiện sau mẹ nên đến ngay bác sĩ:

  • Có dấu hiệu tức ngực
  • Sụt cân nhanh
  • Tiêu chảy
  • Thay đổi màu phân hoặc tần suất đi ngoài
  • Sốt cao
  • Đau bụng.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng dưới mọi hình thức mà không có chỉ định của bác sĩ
  • Tùy từng cơ địa mỗi người, những dấu hiệu trên đôi khi có thể là do các loại bệnh lý về đường tiêu hóa khác nghiêm trọng hơn.

Đầy bụng ở bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé yêu. Chính vì vậy, mẹ nên trang bị những kiến thức về dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt để đảm bảo sự phát triển cho thai nhi, cũng như giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Hy vọng qua bài viết trên, mẹ bầu sẽ có những biện pháp xử lý an toàn và hiệu quả nhất nếu gặp tình trạng đầy bụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi