Đừng đợi đến khi con bắt đầu bập bẹ mới dạy con học nói. Hãy dạy bé nhanh biết nói từ sớm ngay từ khi thuở lọt lòng bằng những thói quen hữu ích sau đây.
Tiếp chuyện bé
Bé bắt đầu biết “hóng chuyện” từ rất sớm. Đầu tiên, bé “o,e”, nhìn vào khuôn mặt mẹ và chờ đợi. Nếu bạn “ê, a” đáp lại, bé tiếp tục “o, e” thích thú. Với cách tiếp chuyện đơn giản như thế, cả mẹ và bé sẽ có cơ hội giao tiếp với nhau. Đặc biệt, bé sẽ chăm chú để “nhại” theo âm thanh từ mẹ.
Dạy bé bằng bài hát
Để dạy trẻ nhanh biết nói, ba mẹ hãy thường xuyên hát cho trẻ nghe những bài hát vui nhộn, ngôn từ dễ hiểu dành cho thiếu nhi. Hãy hát đi hát lại và dạy trẻ hát theo bạn.
Cứ kiên nhẫn lặp lại như thế, bé sẽ dần dần thuộc lời bài hát, góp phần làm phong phú vốn từ của trẻ một cách hiệu quả. Từ đó việc dạy trẻ nhanh biết nói sẽ dễ dàng hơn .
Bố mẹ nên đọc sách, trò chuyện với con nhiều hơn
Đọc sách, kể chuyện cho bé
Thậm chí ngay từ khi chưa ra đời, việc đọc sách đã có tác động tới sự phát triển não bộ của trẻ. Bố mẹ nên trau dồi ngôn ngữ cho bé qua những cuốn sách nội dung gần gũi, ý nghĩa, ngôn từ đẹp, hình ảnh rực rỡ. Việc đọc sách mỗi tối sẽ tạo thành thói quen và giúp mở rộng vốn từ cho bé.
Hãy biến căn nhà thành một thư viện nhỏ cho bé. Đừng quên để sách ở những vị trí thuận tiện trong nhà. Để có bé với lấy dễ dàng hoặc bố mẹ có thể kể chuyện cho bé bất cứ khi nào.
Tạo ra các cuộc hội thoại
Bé sẽ nhanh chóng tạo ra những “bài nói” một chiều, vì thế hãy dành cho con cơ hội để trả lời ngay từ khi bé chưa biết nói. Chẳng hạn, hỏi con “Con có thấy con chó kia không?”, khi bé đáp lại bằng những tiếng “gư gư…”. Hãy nói “Đúng rồi, nó đang ăn bữa tối đấy!”.
Tương tự như vậy, hãy trả lời con khi bé bập bẹ về thứ gì đó quan tâm. Điều này sẽ dạy bé cách hội thoại và để con biết bạn rất quan tâm đến những gì bé nói.
Tắt TV để dạy con
Xem tivi hoặc điện thoại có thể giúp bố mẹ nghỉ ngơi đôi chút sau thời gian chăm bé mệt mỏi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington, ở Seattle (Mỹ) phát hiện những trẻ 8-16 tháng biết ít hơn 6-8 từ vựng mỗi giờ trong một ngày nếu chúng xem nhiều tivi.
Vì sao vậy? Sự tương tác xã hội là cần thiết để phát triển ngôn ngữ. Một nhân vật trong TV không thể phản ứng với bé. Nhưng khi bạn mỉm cười và đáp lại con, bé biết bé đã làm điều đúng và được khuyến khích làm tiếp. Càng giao tiếp hai chiều với bé nhiều, sự phát triển ngôn ngữ của con càng tiến xa hơn.
Chọn các đồ chơi phù hợp cho bé
- Những món đồ chơi như các loại đàn, trống, kèn… giúp bé có được tư duy tốt. sự cảm nhận nhanh nhạy và nhất là bổ sung vốn ngôn ngữ cho bé
- Trẻ có thể nhún nhảy theo điệu nhạc hoặc có thể ê a những giai điệu mà con nghe thấy. Dần dần sẽ tạo thành phản xạ cực tốt khi bé nghe thấy những âm thanh, những giai điệu quen thuộc.
- Ba mẹ nên cho bé chơi các món đồ chơi mô phỏng đồ vật thật thu nhỏ các loại đồ vật trong nhà, các loại dụng cụ làm bếp như dao, thớt, các loại trái cây hay rau củ quả… Những món đồ chơi này vừa giúp bé có được sự liên tưởng về những món đồ vật hay các loại rau củ quả xung quanh bé. Bé được chơi nhiều, được nghe người thân gọi tên nhiều bé sẽ ghi nhớ món đồ vật tốt hơn và các từ vựng được bé ghi nhớ, bổ sung ngày càng nhiều hơn.
Cho bé gặp gỡ nhiều người để nhanh biết nói hơn
Tạo cho bé cơ hội tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là các bạn đồng trang lứa càng nhiều càng tốt. Môi trường giao tiếp đa dạng sẽ làm bé hứng thú với việc trò chuyện hơn. Điều này sẽ giúp kích thích khả năng ngôn ngữ của con phát triển nhanh hơn rất nhiều.
Theo theAsianparent
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!