Dạy bé 2 tuổi học chữ là điều ba mẹ nên làm vì theo phân tích não bộ từ 1 – 3 tuổi là thời gian trẻ có thể bắt đầu nhớ được các chữ cái, các từ và câu. Tuy nhiên ba mẹ cần phải áp dụng những cách dạy rất đặc biệt trong thời gian này.
- Trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ qua độ tuổi như thế nào?
- Khi nào nên cho trẻ học chữ?
- Cách dạy trẻ học chữ thế nào để đạt hiệu quả?
Trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ qua độ tuổi như thế nào?
Qua từng độ tuổi trẻ sẽ có những mức độ phát triển ngôn ngữ riêng thông qua sự phát triển của não bộ cũng như các giác quan.
1. Trẻ sơ sinh 0 – 1 tuổi: Ở độ tuổi này trẻ có thể bắt chước các âm thanh nghe được và tập nói theo những từ đơn giản. Trẻ có thể trả lời khi có người hỏi chuyện. Ở độ tuổi này trẻ bị thu hút bởi hình ảnh và sẽ có những phản ứng khác nhau với các loại hình ảnh.
2. Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Giai đoạn này, não của trẻ phát triển cho phép trẻ có thể nhìn, nhớ thậm chí là đọc các chữ cái, từ và câu. Bé đã có thể đặt tên và xác định tên các hình ảnh gần gũi. Khi được hỏi những câu đơn giản như “Mèo kêu thế nào?”, bé sẽ trả lời “Meo meo”. Khi được ba mẹ đọc truyện nhiều lần, trẻ sẽ có cảm giác quen thuộc và biết những câu thoại quen thuộc, biết tên sách cũng như tìm kiếm sách theo miêu tả, thông qua đó còn có những cuốn sách đặc biệt yêu thích. Vì thế, nhiều phụ huynh thường có xu hướng dạy bé 2 tuổi họ chữ.
Bé từ 1 – 3 ba tuổi đã có thể nhớ mặt chữ (Nguồn: Freepik)
Xem thêm:
6 cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ không tốn nhiều công sức
3. Trẻ 3 tuổi: Có thể đọc thuộc bảng chữ cái, biết hát theo bài hát về bảng chữ cái. Ở tuổi này không chỉ nghe mà bé còn có thể kể lại các câu chuyện ngắn và quen thuộc. Bắt chước các hành động có trong câu chuyện. Đối với một số bé việc chủ động lấy sách ra đọc có thể trở thành thói quen.
4. Trẻ 4 tuổi: Thời gian trẻ đi mẫu giáo, trẻ có thể bắt đầu tập viết một số chữ cái, đặt tên cho từ đã viết. Nếu được dạy, bé có thể đọc và viết được tên của mình. Biết kể những câu chuyện được nghe người khác kể. Thậm chí bắt đầu nhận biết một số nhãn hiệu, sản phẩm, biển quảng cáo…
5. Trẻ 5 tuổi: Bắt đầu nhận biết các từ cùng vần và đồng âm với nhau. Về mặt số học, bé cũng biết chính xác từ và số. Bé nói được những câu ngắn gồm vài từ cùng lúc và dự đoán các kết của câu chuyện. Thậm chí bé có thể kể lại các sự việc trong đời sống thực sắp xếp dữ kiện lại thành một trật tự: ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao, như thế nào
Khi nào nên cho trẻ học chữ?
Dạy bé 2 tuổi học chữ là thời điểm thích hợp nhất, không sớm cũng không muộn. Bởi lẽ, dựa vào cột mốc phát triển ngôn ngữ ở trên có thể thấy rằng giai đoạn trẻ 2,3 tuổi là giai đoạn trẻ có thể xác định được mặt chữ. Tuy nhiên, việc dạy chữ cho trẻ ở giai đoạn này khác hoàn toàn với trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Lúc này, trẻ cần phương pháp học trực quan và thông qua hình thức vui chơi là chủ yếu. Việc chơi mà học sẽ giúp trẻ biết được vô số thứ, chứ không chỉ học chữ. Mặt khác trước khi trẻ được 4 tuổi, nên chú trọng việc nói, đọc và ghi nhớ các mặt chữ mà không cần coi trọng chuyện viết.
Nhiều bố mẹ cố gắng dạy cho con học quá nhiều thứ trong thời gian này và không nhận biết được chính xác khả năng ngôn ngữ của trẻ. Đây là một sai lầm phổ biến. Tốt nhất là ba mẹ không nên kỳ vọng quá nhiều và đừng quá lo lắng khi trẻ chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.
Xem thêm:
Dạy con học chữ như thế nào để bé học nhanh và nhớ lâu nhất?
Cách dạy trẻ học chữ thế nào để đạt hiệu quả?
Dạy bé 2 tuổi học chữ là cả một quá trình đòi hỏi phụ huynh phải lên kế hoạch rõ ràng và cẩn thận, lựa chọn phương pháp phù hợp với tính cách của trẻ cũng như điều kiện mỗi gia đình.
Dưới đây, là một vài cách đơn giản và phổ biến nhất:
1. Đọc sách cho trẻ
Đọc sách cho trẻ là hoạt động mà gia đình nào cũng nên dành thời gian thực hiện vì nó là phương pháp đơn giản những vô cùng hiệu quả. Thời gian thích hợp để đọc sách là mỗi buổi tối trước khi đi ngủ khi ba mẹ đã xong xuôi công việc hoặc bất kì thời gian rảnh rỗi nào trong ngày. Ba mẹ nên chọn truyện có nội dung ngắn, tốt nhất là truyện có hình với dòng chữ ngắn, đơn giản.
Đọc sách cùng con là cách tốt nhất để dạy chữ cho trẻ (Nguồn: Freepik)
2. Viết các từ, các chữ cái lên các đồ vật trong nhà
Viết tên và dán các từ, các chữ cái lên các đồ vật hoặc vị trí dễ nhìn thấy trong nhà sẽ giúp trẻ nhớ được lâu hơn. Ba mẹ có thể thử viết tên bé lên trước phòng bé, viết chữ cái bắt đầu của món đồ vật nào đó rồi dán lên món đó. Ví dụ, viết chữ “B” và dán lên cái bàn.
3. Chơi trò chơi
Hình thức học hiệu quả giai đoạn này là thông qua trò chơi. Ba mẹ hãy cho trẻ tìm những đồ chơi được dán chữ cái. Trò chơi Bingo hoặc Domino cũng khá hữu ích trong việc dạy chữ cho trẻ.
Học chữ cái mà con số qua những trò chơi (Nguồn: Freepik)
4. Đếm đồ vật
Khi đi cầu thang hoặc khi chơi các các đồ vật có số lượng lớn tương đồng (hình khối, quả bóng nhỏ, miếng xếp hình,….) bạn có thể cho trẻ tập đếm từ 1 đến 10.
5. Hỏi-đáp
Mỗi khi trẻ có cơ hội được ra ngoài, hãy kích thích sự tò mò và khả năng tư duy của trẻ bằng những câu hỏi và gợi ý cho trẻ trả lời. Ba mẹ có thể hỏi trẻ đó là cái gì, gợi ý trẻ và đừng quên hỏi lại.
Ba mẹ nào cũng mong muốn phát triển kĩ năng ngôn ngữ của con từ sớm, thời điểm thích hợp nhất là khi con lên 2 tuổi. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, cha mẹ cần khéo léo lồng ghép chuyện học và chuyện vui chơi. Quan trọng nhất là cha mẹ không được đặt quá nhiều áp lực cho trẻ trong việc học này.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!