Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không bác sĩ?

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì là tình trạng trẻ đau nhói tại các khớp nhưng không rõ vị trí và đau nhiều về đêm. Đây là hiện tượng phát triển hoàn toàn bình thường nhưng trong một số trường hợp thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp do xương trẻ phát triển nhanh và có thể gặp những rối loạn về cơ xương khớp. Mặc dù đây là điều bình thường nhưng đôi khi cũng là biểu hiện bệnh lý đáng lo ngại.

Nội dung bài viết:

  • Thế nào là tình trạng đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì?
  • Nguyên nhân 
  • Dấu hiệu nhận biết
  • Đau nhức xương khớp tuổi dậy thì liên quan đến bệnh lý nào?
  • Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
  • Phương pháp điều trị

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì là gì?

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì còn được gọi là đau tăng trưởng. Lúc này, trẻ sẽ đau nhói tại các khớp nhưng không rõ vị trí và đau nhiều về đêm. Đây là hiện tượng phát triển hoàn toàn bình thường. Nhưng trong một số trường hợp thì đau nhức xương ở tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng.

Xem thêm

Đau nhức xương khớp nên ăn gì để nhanh hết: Giải đáp từ bác sĩ

5 hoạt động thể chất giúp phát triển hệ cơ xương của trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì chiếm khoảng 10 – 20% tổng số trẻ em

Các cơn đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì thường diễn ra sâu trong xương đùi, xương cẳng chân, xương chậu, cột sống thắt lưng và hiếm khi xuất hiện tại chi trên. Trẻ thường đau âm ỉ đến dữ dội vào ban đêm, nhưng không viêm nhiễm, không sốt cao và không bị hạn chế khả năng vận động.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi xương khớp tuổi phát triển

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khoảng 40% trẻ em trong quá trình phát triển bị mắc chứng đau tăng trưởng, có thể kéo dài đến hết tuổi dậy thì, biểu hiện bằng cảm giác đau tức, mỏi ở chân trẻ. Hiện nay nguyên nhân gây ra chứng đau tăng trưởng này vẫn chưa rõ. Nhiều ý kiến cho rằng một số rối loạn thần kinh và cảm xúc trong giai đoạn dậy thì là nguyên nhân gây ra chứng đau này. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng trẻ bị đau do vận động quá mức cơ bắp, sự mệt mỏi tại các chi thể…

Một số nguyên nhân khác:

  • Xương phát triển quá nhanh: Một saố trẻ phát triển cơ thể quá nhanh nên hệ cơ và xương không thể tăng trưởng kịp. Xương liên tục dài ra trong khi các sợi cơ chạy dọc ống xương không thể dài kịp. Từ đó gây nên tình trạng cơ bị kéo căng, gây đau nhức xương khớp.
  • Thiếu canxi: Khi cơ thể trẻ thiếu canxi sẽ bị rối loạn co cơ, dẫn đến hiện tượng đau cơ khớp.
  • Thừa cân, béo phì: Khiến trọng lượng của cơ thể lớn hơn nhiều so với sức chịu đựng non yếu của hệ cơ xương khớp.
  • Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm dẫn tới va chạm, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp.

Trẻ thừa cân thường cảm thấy nhức mỏi vùng thắt lưng và khớp gối

Dấu hiệu nhận biết của chứng đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì

Các cơn đau xương khớp ở tuổi dậy thì có thể xuất hiện thường xuyên nhưng không liên tục. Dấu hiệu của chúng còn phụ thuộc vào vị trí ảnh hưởng của cơn đau. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đau chân: Trẻ thường bị đau nhức chân âm ỉ tại các vị trí không rõ ràng. Trẻ vẫn học tập, sinh hoạt bình thường. Cơn đau sẽ tự biến mất sau vài ngày.
  • Đau lưng: Nguyên nhân thường là do trẻ vận động quá nhiều. Tuy nhiên cũng có thể là do trẻ có bệnh lý về cột sống. Trong độ tuổi dậy thì, trẻ rất dễ bị cong vẹo cột sống do thói quen đi gù lưng, ngồi sai tư thế hoặc đeo cặp quá nặng trong thời gian dài. Nếu cơn đau không biến mất mà tiếp tục kéo dài, nó có thể gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng như: cong vẹo cột sống, vôi hóa cột sống, trượt lệch đĩa đệm…
  • Đau gót chân: Thường gặp ở các bé trai nghịch ngợm, hiếu động. Khi xương khớp của trẻ tăng trưởng quá nhanh trong khi cơ, gân, dây chằng không phát triển theo kịp, từ đó làm xương sụn ở chân bị tổn thương.
  • Đau khớp: Nguyên nhân thường do va chạm mạnh, vận động nhiều, chơi thể thao với cường độ cao.
  • Sưng nóng đỏ, đau cứng khớp gối: Bệnh lý này thường diễn ra trong vòng vài năm, thậm chí kéo dài qua tuổi trưởng thành. Nó có thể gây thoái hóa cứng khớp, nhất là khớp ở ngón tay, bàn tay.

Trẻ có thể bị cong vẹo cột sống

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì có thể liên quan đến bệnh lý nào?

Tình trạng trẻ dậy thì bị đau xương khớp thường không cần phải điều trị y tế mà sẽ tự hết. Nhưng đôi khi đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về cột sống, xương khớp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ:

Xem thêm

Cách tăng chiều cao cho trẻ dậy thì sớm hiệu quả nhất!

Trẻ dậy thì sớm khi nào cần điều trị?

Thiếu hụt vitamin D

Các cơn đau nhức do thiếu hụt vitamin D sẽ nhanh chóng được kiểm soát và đẩy lùi nếu trẻ được bổ sung đầy đủ vitamin D.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chấn thương

Một số chấn thương ở cơ, xương và khớp có thể gây đau đớn, sưng đỏ và suy giảm khả năng vận động của trẻ.

Trẻ có thể bị chấn thương do va chạm mạnh khi nô đùa

Tăng động

Các khớp của những trẻ em mắc bệnh tăng động hoặc hiếu động thái quá có thể dịch chuyển quá phạm vi hoạt động bình thường. Gây ra tình trạng đau cơ bắp và cứng khớp. Các cơn đau này sẽ được cải thiện nếu trẻ chịu ngồi yên nghỉ ngơi nên ba mẹ có thể an tâm.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Các triệu chứng điển hình của bệnh lý này là: trẻ giảm cân, mệt mỏi, đau nhức sưng khớp, phát ban ở các khu vực chịu ảnh hưởng, rối loạn bạch huyết…

Hội chứng đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là rối loạn mạn tính có thể gây ra tình trạng mệt mỏi và đau nhức trong cơ, gân, dây chằng và khớp. Biểu hiện của triệu chứng này gồm: Trẻ bị đau đầu, lo lắng, mất ngủ, thiếu tập trung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hội chứng chân không yên

Đây là hiện tượng 2 chân bệnh nhân luôn muốn hoạt động. Bắt nguồn từ các rối loạn thần kinh, gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu bên trong xương khớp.

Ung thư xương

Đây là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trẻ thường đau dữ dội vào ban đêm hoặc khi vận động. Khi khối u xuất hiện ở chân, trẻ sẽ đi khập khiễng. Ngoài ra, xương của trẻ trở nên giòn, yếu, dễ gãy.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu cơn đau nghiêm trọng, kéo dài và kèm theo một số triệu chứng dưới đây thì ba mẹ nên đưa con đi khám ngay:

  • Sốt phát ban bất thường
  • Mệt mỏi, yếu ớt
  • Đau xương khớp vào buổi sáng và kéo dài cả ngày
  • Bước đi khập khiễng hoặc đi lại khó khăn
  • Trẻ chán ăn, giảm cân, ít vận động hơn
  • Các khớp ở chân bị sưng nóng đỏ au
  • Nước tiểu màu đen, nhất là sau khi vận động nhiều.

Phương pháp điều trị đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì

Chăm sóc tại nhà

Bác sĩ Vũ Nhật Nam cho biết đây là một tình trạng khá thường gặp và tương đối lành tính. Nhằm phòng ngừa tình trạng trên, các bậc cha mẹ nên:

– Cho trẻ vui chơi, hoạt động vừa sức, hạn chế các hoạt động quá sức.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ phát triển.

– Có thể xoa bóp, chườm nóng cho trẻ nhẹ nhàng khi trẻ bị đau.

Tuy nhiên, một số ít trường hợp gây đau tăng trưởng do bệnh lý bao gồm các bệnh lý chuyển hóa, bệnh hồng cầu hình liềm, hoại tử xương, chấn thương,v.v… Vì vậy, nếu tình trạng đau nhức của trẻ kéo dài, cha mẹ nên cho trẻ đi đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị phù hợp nhất.

Một số thực phẩm giàu vitamin D

Nên bổ sung thêm canxi cho trẻ. Canxi, nhất là canxi hữu cơ có cấu trúc sinh học tương thích với cơ thể sẽ giúp hấp thụ tốt hơn. Canxi là nhân tố duy nhất giúp hình thành hệ xương, cung cấp cấu trúc và độ cứng cho xương, răng. Tuy canxi có vai trò quan trọng nhưng tiêu thụ quá nhiều canxi có thể tăng nguy cơ bị bệnh tim và thận do lượng canxi không hấp thụ hết lắng đọng ở thành mạch máu và bể thận. Do đó khi bổ sung canxi cho trẻ cần chú ý đến yếu tố liều lượng và tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc làm các xét nghiệm cần thiết trước khi cho trẻ uống thêm canxi.

Bên cạnh đó phụ huynh cũng cần bổ sung thêm vitamin D3 và vitamin K2 để tăng khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể trẻ.

Điều trị bằng thuốc 

Nếu trẻ đau xương tăng trưởng dữ dội, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, tăng cường chức năng xương khớp, đồng thời ngăn ngừa tổn thương. Chẳng hạn như: thuốc kháng viêm không chứa Steroid (Naproxen Natri, Ibuprofen…), thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs), Corticosteroid…

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì có thể xuất hiện ở bất kỳ đứa trẻ nào. Cha mẹ cần chủ động cập nhật kiến thức và chăm sóc con một cách khoa học, để đồng hành cùng con bước qua giai đoạn phát triển đầu đời này. Nếu phát hiện một số triệu chứng bất thường, phụ huynh nên đưa con em đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen