Vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Thiếu vitamin D là nguyên nhân chính khiến của bệnh còi xương ở trẻ và loãng xương ở người lớn. Nếu kịp thời biết được dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D, mẹ sẽ tránh được cho trẻ những mối nguy hại không đáng có.
Vitamin D và cơ thể của trẻ
Một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể trẻ chính là vitamin D. Vitamin D là một loại vitamin đặc biệt, thuộc nhóm chất tan trong chất béo. Với tính chất này, cơ thể con người có thể tự tổng hợp được vitamin D.
Nhu cầu vitamin D sẽ thay đổi tùy vào mỗi giai đoạn nhất định:
- Bé dưới 12 tháng cần 10mcg mỗi ngày
- Bé trên 1 tuổi cần 15mcg mỗi ngày.
Nguyên nhân trẻ bị thiếu vitamin D
Không tiếp xúc đủ nhiều với ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa vitamin D cần thiết cho cơ thể trẻ. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng cơ thể trẻ còn non nớt, cần được ấp ủ, bảo vệ nên luôn giữ bé trong phòng kín. Ít có cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên cơ thể bé không có đủ lượng vitamin D đủ cho quá trình phát triển xương.
Cơ thể hấp thụ kém vitamin D
Với những trẻ sinh non, sinh mổ, cơ thể bé có khả năng hấp thụ dưỡng chất khá thấp so với bình thường. Những bé này có nguy cơ thiếu vitamin D rất cao.
Thiếu dinh dưỡng
Giai đoạn đầu đời của bé khiến các mẹ bỉm rất thận trọng về những thực phẩm đưa vào cơ thể trẻ. Một số mẹ bỉm vì quá lo lắng nên khá kén chọn, vô tình khiến bé bị thiếu chất. Không cung cấp thực phẩm dồi dào vitamin D lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D của trẻ.
Nguyên nhân khác
Khu vực sống cũng ảnh hưởng đến nguy cơ thiếu vitamin D của trẻ. Thời gian chiếu sáng của mặt trời ở khu vực ôn đới, xích đạo khá ít. Trẻ em sống ở những vùng này dễ bị thiếu vitamin D.
Các bệnh về gan, tiêu hóa hoặc béo phì cũng gây nên tình trạng thiếu vitamin D của trẻ.
Thiếu vitamin D dẫn đến hậu quả gì?
Quá trình hình thành các cấu trúc xương phụ thuộc rất lớn vào lượng vitamin D trong cơ thể. Thiếu vitamin D làm chậm việc hấp thụ và phân phối canxi, phospho, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xương phát triển. Bên cạnh đó, nồng độ canxi có trong máu sẽ không ổn định nếu thiếu vitamin D điều hòa.
Đối với trẻ em, thiếu vitamin D sẽ gây ra tình trạng còi xương. Trường hợp nặng hơn có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm khả năng miễn dịch.
5 dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D mẹ đừng nên xem nhẹ
Sọ mềm
Trong giai đoạn sơ sinh, phần xương sọ chưa hoàn thiện 100%. Phần này chưa liền mạch mà có đôi chỗ trũng. Nếu sau 19 tuần, bố mẹ thấy phần sọ của trẻ vẫn còn rất mềm, đầu bẹt, thì có khả năng cao trẻ bị thiếu vitamin D. Song song đó, trẻ cũng sẽ hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ hay giật mình do thần kinh bị kích thích. Nếu cảm thấy có dấu hiệu không ổn, bố mẹ nên có biện pháp điều trị kịp thời. Trường hợp xấu nhất có thể khiến trẻ bị chấn thương sọ não.
Đổ mồ hôi đầu
Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D là đổ mồ hôi đầu. Khi trời oi nóng, đổ mồ hôi đầu là hiện tượng bình thường. Nếu ngay cả khi trời không oi nóng, vào ban đêm, khi trời lạnh, trẻ cũng đổ mồ hôi đầu rất nhiều thì mẹ cần xem lại. Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để xác định chính xác tình trạng của bé nhé.
Xương bị dị dạng
Vitamin D là vi chất truyền dẫn canxi trong cơ thể. Vì thế, xương bị dị dạng là “báo động” dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D. Nếu không điều trị sớm, xương trẻ phát triển không bình thường, xương hay bị dị dạng như xương cột sống cong, chân bị cong. Thậm chí, bệnh còi xương, xương ngực bị dị hình là khó tránh khỏi.
Thể lực chậm phát triển
Quá trình cơ thể phát triển phụ thuộc rất lớn vào vitamin D và canxi. Thiếu vitamin D làm chậm tốc độ lớn lên của bé cả thể chất lẫn tinh thần. Trẻ làm gì cũng khó khăn hơn so với các bạn đồng trang lứa. Trẻ tự ngồi, tự đi, tự bò, mọc răng, … đều rất khó khăn.
Các vấn đề về dạ dày, đường hô hấp
Thiếu vitamin D tác động mạnh vào sự phát triển của hệ tiêu hóa và hô hấp. Trẻ hay ốm vặt, cảm lạnh, bệnh về đường hô hấp, … thì có thể là do bị thiếu vitamin D.
Hi vọng 5 dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D trên có thể giúp mẹ nhận biết sớm. Phát hiện sớm, điều trị sớm sẽ giúp trẻ mau khỏe mạnh.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!