Đặt vòng là biện pháp tránh thai an toàn mà hầu hết chị em đều sử dụng. Tuy nhiên tùy theo thể trạng có người hợp người không. Chính vì thế chúng ta hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu đặt vòng không hợp nhé.
Đặt vòng tránh thai như thế nào?
Vòng tránh thai có dạng hình chữ T hoặc vòng cung. Nhân viên y tế sẽ đặt vòng tránh thai vào tử cung thông qua cổ tử cung. Điều này sẽ ngăn tinh trùng gặp được trứng từ đó tránh quá trình thụ thai.
Đây là phương pháp tránh thai hiệu quả mà không làm giảm ham muốn hay hưng phấn khi quan hệ. Khi chị em có nhu cầu có em bé chỉ cần đến bệnh viện để tháo vòng là được. Chi phí để đặt vòng cũng khá rẻ phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số chị em.
Thời điểm tốt nhất để đặt vòng tránh thai
Theo nguyên tắc đặt vòng tránh thai thì việc này nên làm vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này ngoài việc sạch kinh thì tử cung cũng đang mở rộng nhất. Điều này sẽ giúp giảm các cơn đau và gây chảy máu.
Sau khi đặt vòng các chị em nên nghỉ ngơi tránh hoạt động nặng. Tái khám sau khi sạch kinh tháng tiếp theo. Ngoài ra chị em cũng nên tái khám định kỳ 6 tháng/ lần hay khi có những dấu hiệu bất thường như đau bụng, đau lưng, khí hư bất thường…
Các dấu hiệu đặt vòng không hợp
Cảm thấy đau bụng
Đây là tác dụng phụ của việc đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên nếu cơn đau này kéo dài và âm ỉ thì có thể chị em không phù hợp với biện pháp này. Trường hợp sau vài tháng đặt vòng cơn đau vẫn còn thì có thể vòng tránh thai bị đặt lệch. Chị em nên kiểm tra thường xuyên sau khi đặt vòng.
Rong kinh hoặc chảy máu kéo dài
Sau khi đặt vòng việc chảy máu có thể xảy ra do cơ thể chưa quen với việc có vật thể lạ. Việc chảy máu trong 5 ngày sau khi đặt vòng là điều bình thường. Tuy nhiên nếu điều này xảy ra kéo dài thì đó là biểu hiện không phù hợp mà chị em cần lưu ý.
Viêm nhiễm vùng kín là dấu hiệu đặt vòng không hợp
Sau khi đặt vòng cơ thể sẽ có những phản ứng với vật thể lạ. Do đó việc khí hư bất thường, viêm nhiễm vùng kín nhẹ có thể xảy ra. Nếu tình trạng này nhẹ chị em có thể dùng thuốc để giảm tình trạng bệnh và chờ cơ thể thích nghi. Nhưng nếu tình trạng kéo dài và biến chứng chị em nên tháo vòng ngay nhé.
Đau lưng
Ngoài những dấu hiệu trên thi đau lưng cũng là một dấu hiệu. Việc đau ở lưng, hông và vùng chậu có thể xảy ra ở những ngày đầu. Do đó khi việc này trở nên nặng hơn nhất là khi chị em hoạt động bưng vác thì đó là dấu hiệu chị em không phù hợp.
Dấu hiệu đặt vòng không hợp là bị mất vòng tránh thai
Tình trạng này thường rất ít khi xảy ra. Tùy một số trường hợp ở người chưa sinh con, bị hở tử cung, tử cung biến dạng. Ngoài ra cũng dễ xảy ra ở những chị em vừa sinh xong đã đặt vòng tránh thai quá sớm.
Trễ kinh
Tùy theo cơ địa mà chị em có thể bị trễ kinh khác nhau. Trường hợp có thể trễ kinh đến 3 tháng liên tiếp. Tuy nhiên nếu điều này kéo dài đi kèm với những biểu hiện bất thường như đau bụng, nóng sốt thì chị em nên tháo vòng tránh thai.
Các trường hợp không nên đặt vòng tránh thai
Những chị em bị các tình trạng sau không được đặt vòng tránh thai để tránh các vấn đề biến chứng:
- Vòi trứng bị viêm
- Viêm nhiễm bộ phận sinh dục
- Mắc bệnh ung thư vú
- Bị xuất huyết âm đạo
- Chị em đang nghi ngờ có thai hoặc có thai
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung
- Chị em dị ứng với vòng làm bằng đồng
- Mắc phải các tác dụng phụ kéo dài như bên trên
Trên đây là những dấu hiệu đặt vòng không hợp cũng như những chia sẻ mà chị em cần lưu ý. Qua đó chị em có thể hiểu rõ hơn về phương pháp tránh thai an toàn này. Tuy nhiên chị em cũng nên lưu ý liệu mình có phù hợp với phương pháp này không để tránh những biến chứng không đáng có. Chúc chị em tìm được phương pháp tránh thai an toàn và hiệu quả cho chính mình nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!