Bà bầu bị đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối cần lưu ý điều này

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời kỳ mang thai mẹ bầu sẽ có sự thay đổi rất lớn cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài việc thân hình trở nên xồ xề, mẹ bầu còn phải chịu những cơn tê bì chân tay, đau lưng… và cả đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối.

Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối là gì? Đây có phải là dấu hiệu bất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Nguyên nhân và triệu chứng gây đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối

Theo các chuyên gia sản khoa thì có 3 lí do gây đau đầu nhũ hoa khi mang thai, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu

  • Do sự tăng sinh hormone nữ estrogen và progesterone: Việc 2 loại hormone này tăng sinh nhiều sẽ kích thích các mô tuyến vú nở ra. Từ đó khiến bầu ngực căng cứng, đau nhức. Vị trí nhũ hoa thường xuyên tiếp xúc với áo ngực cảm giác đau nhức sẽ càng rõ rệt.
  • Do thai nhi ngày càng phát triển khiến bà bầu bị đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối. Bé lớn dần sẽ tạo một sức ép lên dạ dày và cơ hoành gây chứng ợ nóng. Và mẹ bầu ợ nóng càng nhiều thì càng bị đau tức ngực.
  • Do sự căng cứng của các cơ, dây chằng ở vùng ngực. Sự căng cứng này gây nên tình trạng đau bầu ngực và đầu vú.

Bầu vú ngày càng lớn làm cơ và dây chằng bị căng cứng gây ra các cơn đau nhức

Triệu chứng đau đầu nhũ hoa khi mang thai ở mỗi người là khác nhau. Có mẹ bầu thì cơn đau rất nhẹ, đến mức gần như không cảm nhận được. Nhưng có mẹ thì tình trạng đau, căng cứng rất nặng. Thậm chí có người chỉ cần chạm nhẹ cũng đau và bị rạn cả bầu ngực.

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và bé yêu?

Đau tức vùng ngực hay đầu nhũ hoa khi mang thai là tình trạng thường gặp, hầu hết sẽ tự khởi. Nhưng nếu đau đầu vú kèm theo các dấu hiệu bất thường sau thì mẹ bầu phải đến bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám ngay?

  • Cơn đau lan ra cả phần bầu ngực, đi kèm tình trạng ho, khó thở
  • Đau cả hai cánh tay
  • Chóng mặt, đổ mồ hôi
  • Cơn đau kéo dài, xảy ra thường xuyên, chỉ đau một bên ngực, kèm theo sốt

Đến bác sĩ để kiểm tra khi bị đau đầu nhũ hoa kèm theo một trong các dấu hiệu bất thường kể trên

Làm thế nào để giảm các cơn đau đầu nhũ hoa?

Để giảm các cơn đau đầu nhũ hoa thì vệ sinh nhũ hoa khi mang thai sạch sẽ, lựa chọn đúng áo ngực, chườm lạnh/ nóng… là điều mẹ bầu cần làm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vệ sinh nhũ hoa khi mang thai

Để giảm tình trạng căng tức đầu vú, loại bỏ chất bẩn tích tụ do sữa non tiết ra, mẹ bầu phải làm sạch bầu vú và nhũ hoa bằng nước ấm. Dùng khăn mềm sạch thấm nước, sau đó lau nhẹ quanh núm vú.

Lưu ý hạn chế dùng xà phòng tắm để làm sạch ngực, như vậy sẽ khiến đầu nhũ hoa bị khô, nứt khiến tình trạng đau nặng hơn.

Tắm bằng nước ấm

Ngoài việc vệ sinh ngực bằng nước ấm thì mẹ bầu nên thư giãn dưới vòi nước ấm. Nhiệt độ cao sẽ làm giãn nở các ống dẫn sữa giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, giảm cơn đau.

Sử dụng miếng chườm lạnh

Phương pháp này sẽ giúp làm giảm các cơn đau núm vú hiệu quả. Mẹ bầu hãy nằm thư giãn trên giường, rồi dùng một chiếc khăn mỏng đặt lên ngực. Sau đó, dùng một túi gel lạnh hoặc túi nước đá đặt lên trên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý là không chườm quá 20 phút, và nếu có cảm giác nóng rát thì phải dừng lại ngay.

Lựa chọn trang phục phù hợp

Trong những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu không nên mặc các kiểu áo bó sát dù chúng giúp bạn gọn gàng hơn. Bởi những trang phục này sẽ khiến mẹ bầu khó hoạt động, đi lại, cảm thấy khó thở, tức ngực….

Hãy chọn những kiểu áo/ đầm bầu rộng rãi, chất liệu mềm mại, thấm hút tốt để mặc.

Chọn mua áo ngực phù hợp giúp bà bầu cảm thấy thoải mái

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mặc áo ngực thể thao

Khi ngực phát triển lớn hơn các loại áo ngực thông thường sẽ khiến mẹ bầu bị đau tức ngực, nhất là vùng nhũ hoa. Loại áo ngực thể thao sẽ vừa giúp giữ ngực đúng vị trí. Đồng thời, ngăn chúng dịch chuyển vừa thấm hút mồ hôi tốt.

Mẹ bầu cũng có thể chọn các loại áo ngực chuyên dụng cho mẹ bầu, kích cỡ lớn, không có đường may viền để hạn chế ma sát.

Dùng miếng lót ngực

Đây là sản phẩm giúp sữa không bị rỉ ra áo sau khi sinh con. Nhưng bạn có thể sử dụng trong thai kỳ để hạn chế ma sát, giảm cơn đau đầu nhũ hoa. Miếng lót ngực mềm mại sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn khi cử động.

Uống nhiều nước

Trong thai kỳ nếu mẹ không uống đủ nước cơ thể sẽ có xu hướng giữ lại nước dẫn đến hiện tượng sưng và làm đầu vú bị đau nhức. Bởi vậy mẹ bầu cần uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày, tránh ăn mặn.

Ngoài ra, mẹ bầu không nên sử dụng các loại thức uống chứa cafein. Vì nó làm bà bầu đi vệ sinh nhiều, gây cảm giác hồi hộp…

Dùng kem làm dịu cảm giác đau khó chịu

Nếu mẹ bầu bị đau nhức quá mức, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì có thể sử dụng kem làm dịu đầu nhũ hoa. Lưu ý là phải lựa chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên từ hoa cúc, mỡ cừu…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi tắm xong, trước khi mặc quần áo. Mẹ bầu hãy thoa một lớp kem mỏng để làm dịu và tạo lớp bảo vệ cho đầu nhũ hoa.

Trên đây là những thông tin mẹ cần biết về tình trạng đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối. Mẹ bầu hãy nhớ đừng quá lo lắng khi gặp một số biểu hiện khác thường trên cơ thể. Hãy theo dõi để cập nhật thêm các kiến thức thai kỳ, và đi khám thai định kỳ nhé. Chúc mẹ sẽ có thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen