Sau khi phẫu thuật chửa ngoài tử cung, mẹ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, biến chứng rõ rệt nhất là đau bụng sau khi mổ thai ngoài tử cung. Thai phụ cần phải theo dõi thật kỹ để có các biện pháp xử lý kịp thời. Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.
Vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về việc biến chứng sau khi mổ thai ngoài tử cung cùng các biện pháp giúp sức khỏe hồi phục nhanh chóng.
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Thai làm tổ sai vị trí nằm bên ngoài buồng tử cung như vòi tử cung, ống cổ tử cung, buồng trứng. Thậm chí thai có thể ở những vị trí ổ bụng, ổ phúc mạc. Theo thống kê, có tới 90% chửa ngoài tử cung tại vòi tử cung và 5% còn lại ở các vị trí khác. Chửa ngoài tử cung ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ, thậm chí là tính mạng.
Chửa ngoài tử cung gây hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ
Điều trị mổ thai ngoài tử cung
Mổ thai ngoài tử cung được coi là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn hàng đầu hiện nay. Các mẹ có thể tìm hiểu 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến:
- Nội soi: Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa thai ngoài tử cung. Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật nội soi là vết mổ nhỏ nên tính thẩm mỹ cao và thời gian nằm viện ngắn. Hơn hết, vẫn đảm bảo được vòi tử cung bình thường nên mẹ vẫn có thể sinh con.
- Phẫu thuật mở: Áp dụng với những trường hợp khối chửa ngoài tử cung đã vỡ và quá nhiều máu trong ổ bụng.
Chú ý, sau khi mổ thai ngoài tử cung sẽ có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như đau bụng. Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân đau bụng sau khi mổ thai ngoài tử cung là do đâu.
Nguyên nhân gây đau bụng sau khi mổ thai ngoài tử cung
Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng sau khi mổ thai ngoài tử cung. Vết mổ cần thời gian lành lại và mô sẹo bắt đầu hình thành cũng là nguyên nhân gây đau. Nếu mẹ nào bị cơn đau bụng hành hạ kéo dài hay đau không thể chịu nổi thì liên hệ ngay với bác sĩ.
Đau bụng sau khi phẫu thuật thai ngoài tử cung là biến chứng chị em thường gặp
Cơn đau bụng cũng có thể là do cơ thể đang cố gắng khôi phục lại chu kỳ kinh nguyệt. Sau điều trị 4-6 tuần, chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường thì mẹ sẽ thấy đỡ đau hơn. Trường hợp, mẹ đau bụng dưới, đau âm ỉ và đôi khi là đau nhói cùng dấu hiệu ra huyết âm đạo. Mẹ chớ có chủ quan khi gặp phải tình trạng này vì có thể là thai ngoài tử cung còn lưu. Lúc này, mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Giải pháp dành cho mẹ khi bị đau bụng sau khi phẫu thuật thai ngoài tử cung
Đau bụng sau khi mổ thai ngoài tử cung có thể do nhiều nguyên nhân. Vì vậy, cách khắc phục tốt nhất để giảm cơn đau bụng là giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
Bên cạnh đó, mẹ có thể massage với dầu nóng hay chườm ấm tại vùng bụng đau. Mẹ cần kiêng các hoạt động nặng. Kết hợp tập thể dục đều đặn sẽ giúp hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Đồng thời, các cơn đau bụng cũng dần dần thuyên giảm và biến mất.
Mẹ có thể massage bằng dầu nóng tại vùng bụng đi đau
Bao lâu thì có thai lại?
Sau khi mổ thai ngoài tử cung thì cơ thể mẹ còn rất yếu. Bên cạnh đó, cổ tử cung bị tổn thường nặng nề và cần thời gian để hồi phục. Do đó, chị em đừng vội nghĩ đến chuyện có con trở lại. Mà cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý kết hợp ăn uống đầy đủ để mau hồi phục.
Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì có thể có thai trở lại? Khoảng từ 6-8 tuần. Chị em nên theo dõi các biển hiện bất thường. Nếu sau khoảng thời gian này mà chưa có kinh nguyệt trở lại thì nên đến ngay bệnh viện.
Vậy là đau bụng sau khi mổ thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng phổ biến. Mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, chế độ dinh dưỡng đầy đủ là có thể nhanh chóng hồi phục hoàn toàn. Sẽ sớm có em bé trở lại ngay thôi!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!