Đau bụng lâm râm kéo dài tháng thứ 6 mẹ bầu nên đến bệnh viện để được kiểm tra bởi tình trạng này có thể xuất phát từ những nguyên nhân gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi như chuyển dọa sớm, sảy thai…
- Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai tháng thứ 6
- Mẹ bầu phải làm gì khi đau bụng khi mang thai tháng thứ 6
- Những lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 6
Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai tháng thứ 6
Nếu những cơn đau bụng chỉ xuất hiện khi bị ho, ngồi xổm hay đứng dậy đột ngột thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Điều này là do thai nhi ngày một lớn dần gây áp lực lên dây chằng, đường ruột.
Nguyên nhân thứ 2 khiến bà bầu đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 6 là do táo bón. Tử cung lớn chèn ép lên đường ruột, cùng với chế độ ăn uống không hợp lý sẽ khiến mẹ bầu bị khó tiêu, táo bón gây đau bụng.
Ths. Bs CKII Nguyễn Công Định – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (Cơ sở II) cho biết “Đau bụng khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể là do nồng độ progesterone tăng cao làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa làm xuất hiện các cơn đau dạ dày. Đồng thời, nếu mẹ quan hệ tình dục trong thời gian mang thai, cảm giác cực khoái làm tăng lượng máu đến vùng xương chậu gây ra tình trạng đau bụng”. Đây chỉ là những cơn đau bụng nhẹ không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên đi khám để được kiểm tra chắc chắn, bởi vẫn có nhiều nguyên nhân nguy hiểm gây ra triệu chứng này như:
Do sảy thai
Thực tế thì việc sảy thai muộn rất ít khi xảy ra. Nhưng nếu bị đau bụng kèm theo theo ra máu, cơn đau mạnh dần và lan ra vùng lưng, xương chậu thì mẹ phải đi khám ngay.
Chuyển dạ sớm gây đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6
Cơn chuyển dạ sớm sẽ gây nên tình trạng đau bụng, ra máu. Kèm theo các cơn đau co thắt, đau lưng dưới.
Bong nhau thai sớm
Nếu bị những cơn đau bụng trên ở tháng thứ 6 kèm theo xuất huyết thì hãy cẩn trọng. Có thể mẹ bầu đã bị bong nhau thai. Ở mức độ trung bình lượng máu âm đạo ra khoảng 400ml, cơn đau bụng mạnh hơn. Nếu đau dữ dội và mất máu nhiều sẽ rất nguy hiểm cần đưa mẹ bầu đến bệnh viện ngay.
Chuyển dạ sớm gây đau bụng lâm râm kéo dài khi mang thai tháng thứ 6 (Nguồn ảnh: istockphoto)
Mẹ có thể quan tâm:
Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?
Nguyên nhân do tiền sản giật
Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Nó thường xảy ra từ tuần thứ 21 trở đi. Mẹ bầu bị cao huyết áp, có protein trong nước tiểu, chân tay phù nề… sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn.
Nếu những cơn đau bụng khi mang thai tháng thứ 6 kèm theo giảm thị giác, đau đầu dữ dội, luôn có cảm giác buồn nôn thì phải đến bệnh viện ngay.
Nhiễm trùng đường tiểu
Nếu đau bụng vì nguyên nhân này mẹ bầu còn kèm theo biểu hiện đau, nóng rát khi đi vệ sinh, thường xuyên mắc tiểu, tiểu không kiểm soát…
Viêm đại tràng
Nếu bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6, kèm theo các cơn đau bụng, đầy hơi…. Nguyên nhân có thể là do bệnh viêm đại tràng. Mẹ bầu cần được đưa đến bệnh viện ngay để kiểm tra.
Mẹ bầu phải làm gì khi đau bụng khi mang thai tháng thứ 6
Khi gặp phải tình trạng đau bụng dưới, điều đầu tiên cần làm là mẹ bầu phải nghỉ ngơi. Nằm ở tư thế thoải mái, gác chân cao để máu lưu thông tốt hơn. Nếu đau bên trái thì hãy chuyển tư thế nằm nghiêng sang bên phải và ngược lại. Chườm nóng hoặc tắm nước ấm để giảm bớt cơn đau…
Trường hợp đau kéo dài, trở nên dữ dội hơn kèm theo chảy máu mẹ bầu cần đi khám ngay. Bởi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như thai ngoài tử cung, sảy thai…
Mẹ bầu phải làm gì khi đau bụng khi mang thai tháng thứ 6 (Nguồn ảnh: istockphoto)
Mẹ có thể quan tâm:
Mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Những lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 6
Ngoài những cơn đau bụng thì mẹ bầu cần lưu ý những dấu hiệu hay vấn đề về sức khỏe khác ở giai đoạn này:
Xuất hiện những cơn co thắt Braxton Hicks
Nó giống như tử cung bị căng nhẹ khi chuẩn bị sinh. Các cơn co thắt xảy ra thường xuyên nhất là giai đoạn cuối thai kỳ. Mẹ bầu sẽ có cảm giác bị đau như đang bị khâu và dần dần đi ra hai bên bụng. Chúng có thể biến mất sau một thời gian hoặc tiếp diễn liên tục.
Đau nhức chân
Do trọng lượng cơ thể mẹ ngày càng tăng nên chân sẽ bị đau nhức. Mẹ cũng thường xuyên bị chuột rút chân, ợ nóng, đau lưng. Tử cung to lên chèn ép bàng quang nên mẹ cũng đi tiểu nhiều hơn
Mẹ cũng thường xuyên bị chuột rút chân (Nguồn ảnh: istockphoto)
Gương mặt hồng hào, vết rạn rõ hơn
Thời gian này máu sẽ lưu thông và tuần hoàn nhanh hơn để nuôi dưỡng thai nhi nên gương mặt mẹ trở nên hồng hào, khỏe mạnh hơn. Đồng thời các vết rạn màu hồng xuất hiện rõ hơn ở vùng bụng, đùi do tăng cân và căng da từ bên trong.
Chú ý dấu hiệu sinh non
Mặc dù nguy cơ sinh non ở giai đoạn này khá thấp nhưng mẹ cần lưu ý theo dõi sức khỏe. Nếu có những biểu hiện dưới đây thì cần phải đến bệnh viện ngay:
- Có nhiều hơn 5 cơn có thắt trong một giờ đồng hồ
- Bị xuất huyết âm đạo
- Vùng mặt hoặc tay bị sưng
- Đi tiểu có cảm giác buốt, đau rát
- Xuất hiện những cơn đau nhói hoặc đau dai dẳng ở dạ dày
- Nôn liên tục
- Đau âm ỉ vùng lưng dưới
- Dịch âm đạo tiết ra đột ngột và nhiều
- Có cảm giác khung chậu bị đè xuống
Ngoài ra ở tháng thứ 6 mẹ bầu cần lưu ý có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung axit folic, sắt, vitamin, canxi, đặc biệt là vitamin A. Bởi ở giai đoạn này mắt mẹ thường bị khô, suy giảm thể lực.
Việc bị đau bụng lâm râm kéo dài khi mang thai tháng thứ 6 có thể là biểu hiện bình thường. Nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bởi vậy, mẹ bầu và người thân trong gia đình cần chú ý theo dõi để xử lý kịp thời.
Nguồn tham khảo: Quặn bụng và đau bụng khi mang thai – Bệnh viện phụ sản Hà Nội.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!