Đau bụng dưới rốn có phải có thai không là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc. Đau bụng dưới rốn là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Tuy nhiên đây cũng là triệu chứng thường gặp ở mọi phụ nữ nên thường bị nhầm lẫn với đau bụng kinh hoặc đau bụng do bệnh lý gây ra.
Vậy khi nào đau bụng dưới rốn là dấu hiệu mang thai? Và trường hợp nào là do bệnh lý? Các thông tin dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc của bạn:
- Đau bụng dưới thì có phải có thai không?
- 1 số nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn
- Biểu hiện mang thai khác
- Làm gì để giảm đau bụng khi mang thai?
Đau bụng dưới rốn có phải có thai không?
Theo các bác sĩ chuyên ngành, đau bụng dưới rốn cũng là một dấu hiệu sớm để nhận biết mẹ đang mang thai. Trường hợp các chị em đã quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh trước đó từ khoảng hơn 10 ngày trước, khả năng cao đau bụng dưới rốn là dấu hiệu mang thai.
Đau bụng dưới rốn có thai không? Nguyên nhân do khi thụ thai thành công, trứng sẽ di chuyển vào cổ tử cung để làm tổ. Trong quá trình “dựng nhà”, các tế bào phôi thai sẽ cấy vào thành tử cung để tạo nên nhau thai – là nơi tiếp nhận chất dinh dưỡng từ mẹ bầu. Điều này sẽ gây ra cho mẹ cảm giác đau bụng dưới rốn lâm râm, âm ỉ.
Tuy nhiên mẹo nhận biết có thai cũng không thể chỉ dựa vào mỗi biểu hiện đau bụng dưới rốn để khẳng định mẹ có thai hay không mà cần phải dựa vào nhiều dấu hiệu khác như chậm kinh, buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, căng tức ngực … Hoặc các biện pháp thử thai như que thử thai để xác định suy đoán của mình là chính xác.
Bạn có thể chưa biết:
Đau bụng dưới bên phải khi mang thai – chuyện thường ngày hay dấu hiệu nguy hại?
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng là dấu hiệu cảnh báo điều gì?
Các trường hợp đau bụng dưới rốn không phải do có thai
Khi các cơn đau bụng dưới rốn kéo dài kèm theo bất kì triệu chứng nào dưới đây, thì chị em hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám:
- Đau bụng dưới rỗn dữ dội khiến bạn đổ mồ hôi hột vì không thể chịu đựng nổi.
- Cơn đau lan rộng xuống gần mu và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
- Sốt cao.
- Cơn đau ảnh hưởng đến việc đi lại hay di chuyển của bạn.
- Nôn mửa nhiều lần hay nôn ra máu
- Khi đi ngoài có lẫn máu hay các bất thường khác.
- Có các dầu hiệu khiến bạn nghĩ rằng mình có thể đã mang thai.
Sắp đến ngày kinh nguyệt cũng gây đau bụng dưới rốn
Đau bụng âm ỉ dưới rốn có phải mang thai? Khi đến chu kỳ kinh nguyệt tử cung sẽ co bóp nhằm đẩy máu ra ngoài nên làm cho chị em bị đau lâm râm bụng dưới. Đây là một phản ứng thường gặp ở các chị em. Việc đau bụng dưới rốn do hành kinh ở mỗi người sẽ khác nhau, có người đau thoáng qua, có người lại đau âm ỉ, cũng có người đau dữ dội.
Triệu chứng này thường xuất hiện trước khi có kinh từ 1 đến vài ngày. Nếu bạn nhầm lẫn có thể đợi vài ngày xem có phải là do hành kinh hay không.
Hội chứng ruột bị kích thích
Đây là biểu hiện của việc người bệnh bị rối loạn tiêu hóa mãn tính. Đặc biệt những ai thường xuyên bị táo bón, đầy hơi, tiêu chảy sẽ cảm thấy bị đau lâm râm vùng bụng dưới.
Sỏi thận gây triệu chứng đau bụng dưới rốn
Cơn đau ban đầu khi bị sỏi thận chỉ xuất hiện khá nhẹ ngay vùng dưới xương sườn. Tuy nhiên khi kéo dài, viên sỏi di chuyển về phía niệu quản nên chị em sẽ bắt đầu thấy đau lâm râm vùng bụng dưới rốn.
Nếu triệu chứng này kéo dài không dứt, chị em nên đến ngay cơ sở y tế để sớm phát hiện và điệu trị bệnh.
Nhiễm trùng đường tiểu
Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn sẽ có cảm giác đau tức lâm râm vùng bụng dưới và đi tiểu liên tục, khi đi tiểu thấy cảm giác nóng ran, đau rát khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời thì rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Viêm nhiễm cơ quan sinh dục
Khi bạn bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục như buồng trứng, vòi trứng, tử cung… cũng làm cho các chị em đau vùng bụng dưới.
U xơ tử cung cũng là nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn
Triệu chứng thường gặp nhất của u xơ tử cung chính là rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra nhiều và đau tức vùng bụng dưới rốn âm ỉ, ấn vào bụng dưới thấy đau. Đây là những u xơ lành tính xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong tử cung.
Khi u xơ tử cung không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của phụ nữ và có thể chuyển thành u xơ ác tính.
Đau bụng lâm râm vì lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung sẽ tạo ra những cơn đau dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nguyên nhân do các tế bào trong tử cung đi lạc ra ngoài.
Chúng bám vào khu vực bên ngoài tử cung và vẫn tiếp tục phát triển. Nó khiến cho bụng đau và máu kinh ra rất nhiều mỗi khi chu kỳ kinh nguyệt đến.
Bạn có thể chưa biết:
“Lật tẩy” 5 nguyên nhân gây ra cơn đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một trong những căn bệnh phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ. Các u nang là u lành tính. Tuy nhiên, các u này nếu hình thành càng nhiều càng gây cản trở quá trình rụng trứng. Nó làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên bị rối loạn và gây đau bụng dưới ở phụ nữ.
Mỗi người phụ nữ bình thường có hai buồng trứng hình quả hạnh nằm ở hai bên tử cung. U nang buồng trứng là hiện tượng xuất hiện những túi chứa đầy dịch ở trong hoặc trên bề mặt của buồng trứng.
Có trường hợp chị em bị u nang buồng trứng nhưng với kích thước nhỏ và không hề gây bất cứ ảnh hưởng hay khó chịu nào, những u nang này tồn tại suốt đời của họ. Tuy nhiên một số u nang gây ra triệu chứng nặng, có thể đe dọa tính mạng và phải tìm cách xử trí.
5 nguyên nhân cơ bản của bệnh u nang buồng trứng:
- Người đã từng bị sảy thai thì rất dễ mắc bệnh này
- Phụ nữ có kinh sớm hơn bình thường
- Nội tiết bị phá hủy
- Tuyến giáp bị suy giảm chức năng
- Do các nang trứng đã chín bị phá hủy
Ung thư buồng trứng
Những biểu hiện mang thai chị em nên biết
Ra máu ở âm đạo
Trong quá trình thai làm tổ ở tử cung sẽ làm bong tróc lớp niêm mạc ở thành tử cung gây nên hiện tượng chảy máu ở âm đạo. Do đó, nếu bạn thấy xuất hiện những giọt máu phớt hồng cùng với dịch âm đạo thì có thể đó là do bạn đã mang thai.
Máu này có thể xảy ra vào khoảng thời gian như chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ, vì vậy cần phân biệt rõ với hiện tượng kinh nguyệt để tránh nhầm lẫn.
Máu do có thai chỉ ra từng đốm nhỏ trong 1 -2 ngày, có màu đỏ hồng hoặc phớt hồng. Còn máu kinh nguyệt thường ra nhiều và liên tục từ 3 – 7 ngày và có màu đỏ thẫm hoặc đỏ đen.
Ngực to và căng tức là dấu hiệu có thai
Hiện tượng đau và tức ngực xảy ra do sự thay đổi hormone khi người phụ nữ đã thụ thai thành công. Sau khi trứng được thụ tinh thì cơ thể sẽ tiết ra các hormone báo hiệu quá trình mang thai.
Việc này sẽ làm thay đổi nội tiết làm cho vòng một của chị em to ra, căng tức, núm vú có màu sẫm hơn. Sau đó xuất hiện những vết rạn ở vùng ngực do vòng ngực phát triển nhanh.
Triệu chứng ốm nghén là biểu hiện mang thai
Đa số chị em trong quá trình mang thai hay có triệu chứng ốm nghén như: buồn nôn, khó chịu, chán ăn hoặc thèm ăn một món nào đó. Ngoài ra một số phụ nữ còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như: mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt…
Có thai dẫn đến chậm kinh
Chậm kinh là biểu hiện rõ nhất của các bạn gái bị mang thai mà ai cũng biết khi có quan hệ tình dục không an toàn. Đối với những bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mà bị chậm kinh thì khả năng cao là bạn đã mang thai.
Ngoài đau bụng dưới rốn, chị em còn bị đau đầu khi có thai
Khi mang thai cơ thể mẹ thay đổi rất nhiều cả về tâm sinh lý. Không cần làm việc quá sức cũng có thể khiến bạn xuất hiện những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân. Đó là do các hormone progesterone tăng và bị thiếu hụt nước trong cơ thể dẫn đến sự suy giảm hồng cầu nên não trong tình trạng thiếu hồng cầu, gây ra tình trạng đau đầu.
Để giảm đau đầu và chóng mặt, chị em cần duy trì chất lỏng trong cơ thể và uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
Thân nhiệt tăng
Khi thân nhiệt cơ thể bạn tăng, cảm giác nóng bừng thì điều này có thể báo hiệu bạn đã có thai, trứng đã làm tổ thành công trong buồng tử cung.
Tâm trạng nhạy cảm khi có thai
Khi có thai, tâm lý mẹ thường rất nhạy cảm, hay suy nghĩ, lo lắng bồn chồn không yên và hay làm quá lên mọi cảm xúc của mình.
Nếu bạn bất chợt thấy tính tình mình bất thường, dễ xúc động hay khóc buồn tủi thì đó là dấu hiệu bạn đang mang thai. Điều này được giải thích là do tâm trạng bạn chịu ảnh hưởng của các hormone thai kỳ.
Có thai khiến bạn bị đau lưng, chuột rút
Bên cạnh đau bụng khi mang thai, ở thời kỳ này, tử cung phát triển cũng gây ra áp lực đối với lưng và cột sống khiến bạn thường bị đau và tê lưng. Ngoài ra tử cung lớn cũng thường đè nén các dây chằng làm chúng co giãn nhiều dẫn đến dễ bị chuột rút.
Làm gì để giảm đau bụng dưới rốn khi có thai tháng đầu?
Nếu tình trạng đau bụng dưới rốn ở nữ vì có thai mang đến cảm giác khó chịu cho chị em, hãy áp dụng những cách sau đây để thấy khá hơn:
- Ăn nhiều rau và trái cây để giảm cơn đau lâm râm bụng dưới
- Thăm khám bác sĩ và bổ sung khoáng chất đúng liều lượng
- Vận động thường xuyên, hãy thử các bài tập yoga để làm giảm cơn đau bụng dưới
- Massage nhẹ nhàng, hạn chế mặc quần áo quá bó, tắm nước nóng
- Tăng cường lượng nước, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột, giảm nguy cơ táo bón, gây đau bụng khó chịu
- Khi ngồi hãy kê chân bằng một chiếc ghế thấp
- Hạn chế đứng quá lâu, đi ngủ đầy đủ
- Ăn nho khô và chuối để bổ sung canxi, kali và nước
Tạm kết
Cơ thể phụ nữ khác biệt nhiều với nam giới. Trong thời kỳ đầu mang thai cơ thể chị em có nhiều dấu hiệu khác thường, trong đó có đau bụng. Nếu cơn đau xuất hiện trong vòng 7 – 10 ngày sau khi quan hệ và chưa thấy có kinh nguyệt thì rất có thể chị em đã có thai. Lúc này, việc cần làm là kiểm tra xem có đúng là có thai hay không nhờ thử que hay siêu âm đầu dò. Trong trường hợp không phải có thai và cơn đau vẫn tiếp diễn đi kèm với các triệu chứng bất thường, tốt nhất là chị em nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để có kết luận chính xác nhất.
Xem thêm: