Đau bụng đẻ là đau bụng trên hay dưới? Theo các chuyên gia sản khoa, cơn đau sẽ tập trung vào phần bụng dưới vì đây là nơi sẽ diễn ra các cơn co bóp tử cung.
Đau bụng đẻ bắt đầu vào lúc nào?
Khi cổ tử cung mở và bắt đầu có các cơn co bóp cũng là lúc mẹ bầu bắt đầu có cảm giác đau bụng. Tuy nhiên mức độ đau sẽ diễn ra từ từ và tăng dần theo tần suất co bóp của tử cung.
Qua nhiều nghiên cứu về chuyển dạ sinh, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra tại sao có cơn co tử cung để tạo ra cơn đau bụng chuyển dạ sinh.
Có nhiều giả thuyết cho rằng vào thời điểm thai nhi từ 38 đến 40 tuần, tử cung đủ lớn sẽ gây kích thích cơn co tử cung, ngoài ra các yếu tố khác như thay đổi các kích thích tố, những thay đổi về thần kinh, nội tiết thai kỳ cũng gây ra đau bụng đẻ.
Đau bụng đẻ là đau bụng trên hay dưới?
Cổ tử cung mở và bắt đầu co bóp, dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy thời điểm sinh nở của mẹ đang bắt đầu.
Trung bình thời gian để việc chuyển dạ hoàn tất (với rất nhiều cơn đau diễn ra theo mức độ ít- nhiều, hơi đau – rất đau) mất từ 8 – 20 giờ.
Quá trình chuyển da và cổ tử cung mở hoàn toàn thường trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: cổ tử cung giãn rộng ra
- Tiếp đó là giai đoạn thứ hai: bắt đầu khi bé được đẩy ra khỏi tử cung, sẽ đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và ra ngoài
- Giai đoạn thứ ba: sổ nhau thai.
Mức độ đau cũng phụ thuộc vào mẹ đang ở giai đoạn nào khi cổ tử cung mở. Và một trong số các câu hỏi mà rất nhiều mẹ thắc mắc là đau bụng đẻ là đau bụng trên hay dưới, cảm giác như thế nào.
Theo các chuyên gia sản khoa, đau bụng sinh sẽ diễn ra ở ngay vùng bụng dưới. Các cơn đau bụng đến đột ngột, đau bụng từng cơn đều đặn, cơn đau bụng kéo dài khoảng 15 – 20 giây sau đó nghỉ hết đau khoảng 3 – 5 phút, sau đó cơn đau lặp lại.
Cơn đau bụng là do cơn co tử cung tạo ra. Đó là dấu hiệu chính thức bước vào chuyển dạ sinh, cơn đau bụng sau đó xuất hiện trở lại và cứ đều đặn như vậy, thời gian về sau cơn đau bụng nhiều hơn và thời gian nghỉ ngắn hơn.
Làm thế nào để bớt đau?
Những cơn đau đẻ thật khó diễn tả và là nỗi lo lắng của nhiều mẹ. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, nếu mẹ biết cách thở và vận động thì có thể giúp được phần nào.
Cách thở và tư thế trong quá trình sinh
Những cơn đau chuyển dạ đến dồn dập như sóng. Khả năng chịu đựng sẽ phụ thuộc vào việc cơ thể bạn có “bắt nhịp” được những cơn đau sắp đến hay không. Đồng thời bạn sẽ phải điều chỉnh nhịp thở và tư thế để vượt qua chúng.
Nếu bạn có thể tìm các lớp yoga đặc biệt cho bà bầu, bạn sẽ có nhiều cơ hội tập các kỹ thuật thở và gồng người để vượt qua quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Thay đổi tư thế là cách hiệu quả để giúp bạn vượt qua đau đớn do các cơn gò gây ra.
Nằm ngửa thường là tư thế đau nhất trong lúc chuyển dạ. Bạn hãy chịu khó đi lại vòng vòng. Tư thế đi vừa là tư thế giảm đau tốt vừa lợi dụng trong lực để bé di chuyển xuống vùng chậu nhanh hơn.
Tư thế lưng thẳng đứng còn giúp bà bầu có thể dựa vào người nhà hoặc gối để giảm đau.
Lắc lư vùng chậu, co gối, ngồi xổm hoặc quỳ gối có chống tay xuống đất đều là những tư thế giúp giảm đau tốt.
Xoa bóp để giúp giảm đau
Đa số các bà bầu chuyển dạ đều đau bụng kèm với đau lưng dưới. Bạn có thể nhờ chồng và người thân xoa bóp lưng với dầu mát xa không mùi sẽ giúp thư giãn khá nhiều.
Ngoài các cách trên, mẹ bầu có thể đề nghị với bác sĩ sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Thuốc tê được chích vào gần cột sống. Sau đó bạn sẽ không còn cảm giác phần dưới cơ thể nữa mặc dù liều thông dụng hiện nay cho phép bạn có thể cử động chân được một ít.
Cơn đau nào rồi cũng sẽ qua. Quan trọng nhất là mẹ cần bình tĩnh, kết hợp với hít thở và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để công cuộc sinh nở diễn ra an toàn và mau chóng kết thúc.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!