Có khả thi không khi đang cho con bú nhưng lại dừng rồi bây giờ quay trở lại?

Các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ có thể băn khoăn đang cho con bú thì dừng rồi cho con bú lại có khả thi không. Trong đa số trường hợp, cách tập cho bé bú mẹ trở lại hiệu quả nhất chính là kiên trì vắt sữa, hút sữa và cho con bú.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách tập cho bé bú mẹ trở lại là kích sữa về đủ cho bé, kiên trì cho bé bú hoặc vắt sữa... Đang cho con bú nhưng lại dừng rồi quay lại khiến không ít mẹ bỉm sữa hối hận và làm mọi cách để gọi sữa về cho bé bú. Việc này có khả thi không? Mất khoảng bao lâu và cách làm ra sao?

Nội dung bài viết:

  • Vì sao nhiều mẹ dừng cho con bú rồi lại quay lại?
  • Làm thế nào để cho bé bú mẹ trở lại?
  • Quá trình này thường mất bao lâu?

Vì sao nhiều mẹ đang cho con bú nhưng lại dừng rồi quay lại?

Có rất nhiều lý do khiến người phụ nữ muốn bắt đầu cho con bú trở lại. Nguyên nhân có thể vì bé không thích uống sữa công thức. Nhưng cũng có những trường hợp bé bị ốm và người mẹ muốn quay lại cho con bú để giúp bé khoẻ mạnh.

Xem thêm

Mẹ uống thuốc kháng sinh bao lâu có thể cho con bú lại bình thường?

Cho con bú nằm – Nên hay không nên và một số lưu ý cho mẹ

Nếu mẹ thấy việc đang cho con bú là khó khăn trong những lần đầu tiên, thì sự thay đổi về hoàn cảnh, dành nhiều thời gian hơn cho giấc ngủ hoặc đơn giản là cứ tiếp tục cố gắng cho con bú, thời gian trôi qua sẽ mang đến một quan điểm khác.

Cũng có những tình huống khẩn cấp như mà hoàn cảnh không có các dịch vụ như nước hoặc điện khiến mẹ bắt buộc phải cho bé bú trở lại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu xảy ra, tại Úc nhiều bà mẹ đã liên hệ với Hiệp hội Nuôi con bằng Sữa mẹ Úc về việc bắt đầu cho con bú sữa mẹ trở lại vì họ muốn bảo vệ con mình khỏi bị nhiễm trùng hoặc lo ngại các sản phẩm sữa bột có thể khó mua.

Hầu như bất kỳ bà mẹ nào cũng có thể thành công khi đang cho con bú nhưng lại dừng rồi quay lại. Chỉ có một số ít tình trạng sức khỏe khiến việc cho con bú không thể thực hiện được. Tuy nhiên, việc nuôi con bằng nguồn sữa mẹ phải là điều mà mẹ thực sự muốn. Vì nếu không, rất khó có thể làm được.

Cách tập cho bé bú mẹ trở lại

Khi ngừng cho con bú, một loại protein trong sữa sẽ báo hiệu cho ngực người mẹ ngừng tạo sữa. Thường sẽ mất vài tuần để lượng sữa trong cơ thể giảm dần.

Nếu vẫn còn một ít sữa trong bầu ngực, hãy bắt đầu bằng việc kích thích để sữa ra ngoài thường xuyên nhất có thể. Mẹ bỉm sữa hoàn toàn có thể làm điều này bằng cách cho con bú trực tiếp, hoặc vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa.

Vắt sữa bằng tay hoặc máy

Trong trường hợp cơ thể đã ngừng tạo ra sữa, chị em cũng có thể khôi phục lại nguồn sữa bằng cách kết nối với cơ thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để bắt đầu, chị em đang cho con bú cần kích thích núm vú thường xuyên bằng cách khuyến khích trẻ bú trực tiếp hoặc sử dụng máy hút sữa. Hành động này kích hoạt giải phóng một loại hormone gọi là prolactin, giúp phát triển các cấu trúc tạo sữa trong vú, và để bắt đầu sản xuất sữa.

Khi quá trình tiết sữa bắt đầu, việc kích thích và cho nguồn sữa ra ngoài bằng việc cho con ti mẹ hay dùng máy vắt sữa, sẽ báo hiệu cho cơ thể tạo ra nhiều sữa hơn. Nếu con thích bú trực tiếp và thường xuyên, sợi dây liên kết trở lại càng mạnh mẽ.

Cách tập cho bé bú mẹ trở lại

Trẻ đã bỏ bú có nên cho bú lại? Một số trẻ quen bú bình có thể ngại bú mẹ khi quay trở lại đầu ti tự nhiên. Điều quan trọng là hãy cho con thời gian và không cố ép bé.

Trong thời gian chờ đợi con quen bú mẹ trở lại, mẹ nên dùng máy hút sữa để kích thích núm vú và hút bớt sữa ra khỏi bầu ngực. Sau đó, mẹ có thể cho con bú sữa đã vắt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Mất sữa rồi liệu có cứu lại được sữa cho con? Chia sẻ bí quyết từ mẹ bị mất sữa sau hơn 1 tháng nuôi con

Bà đẻ ăn măng có mất sữa không và cách khắc phục để sữa về ào ào cho con

Quá trình kết nối này thường mất bao lâu?

Điều này phụ thuộc vào khoảng thời gian kể từ lần cuối cùng bé bú sữa mẹ và tần suất mẹ kích thích núm vú của mình.

Nếu con sẵn sàng bú lại, mẹ sẽ cần cho con bú ít nhất 8 lần trong 24 giờ trong vài tuần đầu tiên để bắt đầu tạo và từ từ tăng nguồn sữa. Hãy thoải mái cho phép con bú thường xuyên nếu chúng muốn, ngay cả khi chúng chỉ bú một chút. Đây là cơ hội để bé được gần cơ thể mẹ nhiều nhất có thể, cả ngày lẫn đêm, gián tiếp tối đa hóa cơ hội cho trẻ bú và là cách kích sữa mẹ trở lại. Nếu con chưa sẵn sàng, mẹ sẽ cần sử dụng máy bơm sữa trong 10-20 phút, từ 6-8 lần trong 24 giờ.

Vắt sữa tiếp bằng tay sau khi cho con bú hoặc sử dụng máy hút sữa có thể giúp loại bỏ hết sữa còn sót lại. Vú càng trống, cơ thể sẽ càng nhận được thông điệp mạnh mẽ là hãy tạo ra nhiều sữa hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu gặp khó khăn, hãy trao đổi với bác sĩ về cách kích sữa về nhờ sử dụng thuốc để tăng sản xuất prolactin trong cơ thể, có thể làm cho quá trình tái tạo lại nguồn sữa nhanh hơn một chút.

Kết

Cho con bú là thiên chức của tất cả các bà mẹ, tuy nhiên vì nhiều lý do mà nhiều mẹ phải tạm thời ngưng cho con bú. Khi muốn con bú mẹ trở lại, trước hết mẹ cần tìm cách kích thích, gọi sữa về và cách tập cho bé bú mẹ trở lại. Quá trình này không hề dễ dàng và đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn cũng như công sức của mẹ. Trong suốt thời gian này mẹ cũng cần giữ tâm trạng tích cực, tránh căng thẳng, stress vì đây cũng là tác nhân ức chế quá trình sản xuất sữa mẹ. Với tình yêu con và 1 chút kiên trì, chắc chắn sữa mẹ lại sẽ về dồi dào như trước đây cho mà xem.

Việc đang cho con bú nhưng lại dừng rồi quay lại có thể đơn giản với người này, nhưng lại cực kì thử thách với người khác. Mọi tình huống và hoàn cảnh đều khác nhau. Vì thế, hãy ráng bình tĩnh, tránh căng thẳng nhé. 

Theo theconversation.com

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu