Nhiều chị em thắc mắc không biết phụ nữ đang cho con bú có bầu được không và có ảnh hưởng gì đến thai kỳ không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Đang cho con bú có bầu được không?
Thông thường, tỷ lệ có thai ở phụ nữ đang cho con bú là rất thấp. Nguyên nhân là do hành động bú mẹ của bé sẽ làm giảm nồng độ hormone giải phóng gonadotrophin và hormone luteinising. 2 hormone này đóng vai trò quan trọng trong quá trình rụng trứng và thụ thai. Bé càng bú nhiều thì nồng độ 2 hormone này càng giảm và mẹ sẽ càng khó thụ thai, nhất là trong những tuần đầu, tháng đầu sau sinh.
Tuy nhiên, thấp không có nghĩa là không thể mang bầu khi đang cho con bú được. Nếu không sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ, bạn vẫn sẽ có bầu trong giai đoạn đang cho con bú, ngay cả khi kinh nguyệt còn chưa trở lại. Bởi theo nguyên tắc, trứng sẽ rụng trước khi kinh nguyệt quay trở lại. Dù đang cho con bú nhưng mẹ lại quan hệ vào đúng thời điểm “vàng” rụng trứng thì khả năng thụ thai là hoàn toàn có thể xảy ra.
Dấu hiệu mẹ đã có bầu khi đang cho con bú
Bé giảm dần hoặc bỏ bú mẹ
Cơ thể phụ nữ một khi mang thai sẽ ngay lập tức có sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng không ít tới chất lượng và mùi vị sữa mẹ, khiến nguồn sữa mẹ bớt thơm ngon và có vị chua, nên bạn sẽ thấy bé bỏ bú hoặc bú rất ít. Một số bé còn gặp tình trạng đau bụng, tiêu chảy sau khi bú mẹ do chưa quen.
Mẹ ốm nghén
Ốm nghén là một trong những triệu chứng đa số mẹ bầu nào cũng trải qua, kể cả trường hợp mẹ đang cho con bú có bầu. Vì vậy, nếu thấy cơ thể đột nhiên thay đổi, mẹ nhạy cảm hơn với mùi thức ăn, buồn nôn hoặc nôn kèm theo khó chịu, mệt mỏi trong người thì hãy nghĩ đến khả năng mình đã có thai.
Ngoài ra, nguyên nhân mẹ mang thai khi đang cho con bú dễ bị mệt mỏi là do cơ thể mẹ cùng lúc phải chia sẻ dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng và vừa phải chia sẻ dinh dưỡng vào sữa mẹ cho con bú nên dễ dẫn đến kiệt sức, suy nhược.
Đau ngực
Tương tự như ốm nghén, đau ngực cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết mẹ đang mang thai. Mẹ đang cho con bú hẳn cũng trải qua cảm giác đau ngực, căng tức ngực, tuy nhiên khi có thai, mức độ đau ngực sẽ tăng lên rất nhiều lần, khiến mẹ đau ngực dữ dội đến mức chỉ muốn ngừng cho con bú.
Đang cho con bú có bầu có nguy hiểm không?
Khoảng cách tốt nhất giữa 2 lần sinh liên tiếp nên là khoảng 3 – 5 năm, sinh mổ lại càng phải xa hơn để cơ thể mẹ có thời gian phục hồi và chuẩn bị tốt hơn cho lần sinh tiếp theo. Việc có thai quá sớm sau khi vừa mới sinh có thể gây ra một số nguy cơ như sảy thai, sinh non hay lưu thai, đặc biệt là đối với mẹ đã có tiền sử sinh non, sảy thai hay lưu thai trước đó.
Đồng thời, các mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ tái phát cao ở lần mang thai này. Vì vậy, nếu đang cho con bú có bầu, mẹ cần nên cẩn trọng ăn uống bồi bổ và nghỉ ngơi thật tốt để đảm bảo thai kỳ được khỏe mạnh và đủ chất.
Có cần cai sữa cho bé khi lỡ mang thai hay không?
Mẹ đang cho con bú có bầu vẫn có thể tiếp tục cho bé bú suốt giai đoạn mang thai mà không ảnh hưởng tới sức khỏe hay sự phát triển của con. Đặc biệt, khi mang thai đến tháng thứ 4 – 5, ngực mẹ mang thai sẽ bắt đầu tiết ra sữa non, đây là loại sữa rất giàu dinh dưỡng và cần thiết cho trẻ sơ sinh nên bé bú mẹ lại càng tốt.
Nguồn sữa non này sẽ không bị cạn mà tiếp tục tiết ra cho đến khi bé trong bụng mẹ chào đời. Như vậy cả 2 bé đều sẽ tận hưởng được nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ. Tuy nhiên, mùi vị sữa non sẽ hơi khác một chút so với sữa mẹ bình thường nên một số bé không chịu được mùi vị này sẽ tự bỏ bú.
Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên nếu không có gì quá bất tiện, mẹ không nên cai sữa cho bé khi đang mang thai. Chỉ cần chú ý ăn uống đủ chất và uống nước đầy đủ để có nguồn sữa chất lượng cho con bú là được.
Kết luận
Vừa rồi là những thông tin giải đáp cho thắc mắc đang cho con bú có bầu được không. Câu trả lời là mẹ hoàn toàn có thể mang thai khi đang cho con bú. Việc có thai quá sớm sẽ mang đến những rủi ro nhưng cũng có những lợi ích như giúp mẹ tiết kiệm thời gian, chi phí mua sắm quần áo, bình sữa,…
Vì vậy, mẹ cứ cân nhắc về việc có muốn có thai ngay sau khi sinh bé đầu hay không. Nếu không muốn có thai sớm, đừng quên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ mẹ nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!