Đặc điểm trẻ 3 tháng tuổi có gì nổi bật? Con đã phản ứng với nhiều âm thanh khác nhau, đã có thể ngóc đầu và tập lẫy… Bố mẹ hãy cùng đồng hành trong hành trình khôn lớn của bé yêu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết:
- Đặc điểm của trẻ 3 tháng tuổi
- Cân nặng của bé 3 tháng tuổi
- Bí quyết giúp bé phát triển khỏe mạnh
- Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh tháng thứ 3
Những đặc điểm ở trẻ 3 tháng tuổi khiến bố mẹ ngạc nhiên
Nếu để ý, các mẹ sẽ thấy sự thay đổi của trẻ ở độ tuổi 3 tháng qua từng ngày cả về thể chất lẫn trí tuệ. Sau đây là danh sách những điều mà trẻ 3 tháng tuổi có thể nhận biết được:
- Trẻ đã bắt đầu phản ứng với nhiều loại âm thanh, giọng nói khác nhau, cùng với đó giác quan của trẻ dần phát triển toàn diện
- Khả năng ghi nhớ của em bé 3 tháng tuổi là rất tốt, trẻ bắt đầu có phản ứng với những thói quen hằng ngày như: vui mừng khi nhận thấy mẹ chuẩn bị cho ti, hoặc chuẩn bị để bế đi chơi, đi dạo
- Trẻ đã có thể dùng tiếng cười hay tiếng khóc để bộc lộ cảm xúc. Hơn thế nữa, trẻ có thể khóc nhỏ, khóc lớn thành tiếng, mỉm cười, cười lớn tùy vào cảm xúc của trẻ
- Ở giai đoạn này trẻ đã có thể ngóc đầu và tập lẫy. Khi nằm sấp trẻ có thể nâng cả phần đầu và ngực của mình lên, thậm chí có thể tự lật
- Trẻ rất vui khi gặp người lạ, nhưng chỉ đơn thuần là do tò mò bởi sự mới lạ. Thực tế bé đã có thể phân biệt được người thân và người lạ, trẻ sẽ cười nhiều hơn khi gặp người quen
- Không chỉ biết cầm nắm đồ chơi mà trẻ có thể hiểu được công dụng cũng như biết cách tương tác với chúng. Đặc biệt, trẻ chú ý đến đồ chơi phát ra ánh sáng và âm thanh và có thể học chơi trong thời gian ngắn
Bạn đang tìm kiếm:
Tâm lý trẻ 3 tháng tuổi có gì đặc biệt mẹ cần lưu ý?
Có nên cho trẻ 3 tháng tuổi bú đêm để đảm bảo đủ cữ sữa trong ngày?
Đặc điểm về cân nặng của trẻ 3 tháng tuổi có gì nổi trội?
Cân nặng của trẻ luôn được bố mẹ quan sát theo dõi chặt chẽ trong mọi lứa tuổi, với trẻ 3 tháng tuổi đương nhiên là không ngoại lệ.
- Cân nặng của trẻ dao động ở mức 4,6kg – 7,4kg (mức suy dinh dưỡng là thấp hơn hoặc bằng 4,6kg)
- Chiều cao của trẻ dao động 55,6cm – 64cm.
Lưu ý:
- Các mẹ nên nắm vững chỉ số cân nặng cũng như chiều cao của trẻ ở độ tuổi này, để nắm bắt được tình hình bất thường ở trẻ.
- Kịp thời thay đổi cách chăm sóc, hoặc đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp.
Mách nhỏ bí quyết giúp cho trẻ 3 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh
Nếu mẹ muốn biết những hoạt động nào phù hợp cho trẻ 3 tháng tuổi nhằm kích thích con phát triển khỏe mạnh, mẹ hãy tham khảo gợi ý sau đây:
- Sử dụng tên gọi của trẻ thường xuyên thông qua những bài hát, khi đọc truyện hay lúc nói chuyện với trẻ.
- Đặt trẻ xuống sàn, lăn một quả bóng, một chiếc ô tô đồ chơi hay một món đồ chơi bắt mắt trước mặt trẻ. Điều này kích thích sự tò mò muốn khám phá món đồ chơi và bé sẽ chăm chú theo dõi chuyển động của nó
- Hãy đặt trẻ nằm sấp và để một vài món đồ chơi hoặc đồ vật màu sắc rực rỡ trước mặt trẻ. Khuyến khích con đưa ra nắm bắt lấy chúng. Tăng sự gắn kết giữa mẹ và con bằng việc mẹ nằm trước mặt con để con đưa tay chạm lấy mẹ.
- Mẹ thực hành bài tập hỗ trợ đầu trẻ bằng việc ngồi xuống, đầu gối hơi co lại, đặt con ngồi vào lòng mẹ, lưng con dựa vào đùi mẹ để hỗ trợ lưng và cổ non nớt của con.
Bạn đang tìm kiếm:
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ nhiều có tốt hay không? Mách mẹ cách đánh thức trẻ theo khoa học
Trẻ 3 tháng dùng địu được không và lời khuyên hữu ích dành cho các bậc cha mẹ
Những hoạt động bố mẹ có thể làm để kích thích con phát triển
- Nên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ: Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và không cho bé tiêu thụ thêm bất cứ thực phẩm nào cho đến khi được 6 tháng tuổi
- Hãy kích thích kỹ năng giao tiếp cho trẻ bằng cách chơi trò chơi, nói chuyện cùng con, làm các cử chỉ hay biểu cảm thú vị với con…
- Chú ý đến sự an toàn của bé. Nơi nằm ngủ của trẻ nên thông thoáng, không có chăn gối, đồ chơi hay vật dụng có kích thước nhỏ. Cần quan sát bé mọi lúc mọi nơi
- Điều chỉnh giấc ngủ của bé theo tháng tuổi. Trẻ 3 tháng đã có khả năng ngủ xuyên đêm. Khi bé thức giấc, nên tránh bật đèn quá sáng hay tạo tiếng ồn làm bé khó ngủ lại. Con có thể không cần bú đêm mà chỉ cần vỗ về để vào giấc trở lại. Giấc ngủ dài hơn trước chứng tỏ hệ thần kinh của con đang trưởng thành, dạ dày lớn hơn nên có thể chứa 1 lượng sữa lớn hơn.
Một số lời khuyên và lưu ý bố mẹ cần biết khi tương tác với con
Bên cạnh những hoạt động tương tác với trẻ, mẹ cũng đừng quên lưu tâm những vấn đề sau:
- Bố mẹ nên quan sát để hiểu mong muốn của trẻ trong từng thời điểm
- Mẹ cần tập cho con thể hiện cảm xúc một cách hợp lý, có chừng mực, vẫn biết bé còn nhỏ không dễ thực hiện chút nào
- Chấp nhận việc trẻ chưa làm được ngay, hay xảy ra lỗi, chấp nhận việc “bẩn”,”chưa hoàn hảo”, tôn trọng khả năng của trẻ trong thời điểm đó
- Giảm dần sự hỗ trợ con trong từng hoạt động để trẻ dần tự hoàn thiện kỹ năng
- Chờ đợi trẻ làm, hỗ trợ khi con cần, trao cho trẻ tin rằng thế giới xung quanh an toàn và mời gọi con khám phá chúng
- Vào thời gian này mẹ nên tạo điều kiện tối đa cho trẻ chơi với thảm, đồ chơi của mình
- Các mẹ cần quan sát bé kĩ hơn, bởi trong quá trình lẫy lật, cơ thể bé có thể đụng chạm với đồ chơi, gây ra các tai nạn không mong muốn
- Bố mẹ cần tương tác, chơi với con nhiều hơn để trẻ có cảm giác được người thân quan tâm, yêu thương
- Mẹ hãy tạo điều kiện tối đa để trẻ 3 tháng tuổi tương tác với đồ chơi, đồ vật nhiều hơn, thông qua đó giúp trẻ phát triển trí não.
Lời kết
Qua bài viết trên, chắc chắn bố mẹ cũng đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sự phát triển của bé 3 tháng tuổi. Hãy dành những điều tuyệt vời nhất đối với trẻ trong những tháng đầu đời bằng sự quan tâm kỹ lưỡng và chăm sóc con thật khoa học bố mẹ nhé!
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!