Cúng căn cho bé là một trong những nghi lễ giống như đầy tháng hay thôi nôi nhằm tạ ơn 12 Bà Mụ và Đức Ông đã phù hộ cho trẻ được ra đời và lớn lên mạnh khoẻ. Những điều ba mẹ cần biết về nghi lễ này là:
- Cúng căn cho bé là nghi lễ gì?
- Tính tuổi cúng căn cho bé như thế nào?
- Hình thức cúng căn như thế nào là đúng?
- Cúng căn cho bé là nghi lễ gì?
Cúng căn cho bé là nghi lễ gì?
Cúng căn hay còn có tên gọi khác là cúng đốt là nghi lễ được định kì tổ chức khi em bé tròn 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi và 12 tuổi nhằm tạ ơn 12 Mụ Bà và Đức Ông đã phù hộp cho đứa trẻ được sinh ra và lớn lên mạnh khoẻ. Ngoài tạ ơn 12 Mụ Bà và Đức Ông lễ cúng căn còn nhằm tạ ơn gia tiên, ông bà đã luôn phù hộ cho đứa trẻ. Đồng thời đây cũng là nghi lễ đánh dấu bước đầu trong giai đoạn phát triển của bé, tạo tiền đề cho các giai đoạn trưởng thành về sau.
Lễ cúng căn xuất phát từ phong tục cảm tạ các đấng bề trên đã bảo bọc cho các bé khoẻ mạnh
Xem thêm:
Lễ cúng căn xuất phát từ ngày xưa lúc điều kiện y tế chưa phát triển, tỷ lệ trẻ tử vong khá cao đặc biệt là ở các mốc tuổi kể trên. Vì vậy quan niệm dân gian thuường cho rằng nên thực hiện lễ cúng để cảm tạ trời đất, tổ tiên đã cho bé mạnh khoẻ và tiếp tục mạnh khoẻ qua ở mốc tuổi sau này. Cho đến 12 tuổi, độ tuổi bé đã khoẻ mạnh, cứng cáp thì có thể dứt căn.
Tính tuổi cúng căn cho bé như thế nào?
Để biết cúng căn cho bé ngày âm hay ngày dương cha mẹ tham khảo các kiến thức sau. Việc cúng căn cho bé còn tuỳ thuộc vào văn hoá từng địa phương nên ngày được chọn để cúng căn sẽ không có một quy chuẩn vụ thể.
1. Lựa chọn ngày theo âm lịch
Một trong những thời điểm mà nhiều gia đình tổ chức lễ cúng căn cho bé là dựa vào ngày âm lịch, khi vừa tròn sinh nhật lên 3, 6, 9, 12 của bé tính theo ngày âm. Ngoài ra, theo ngày âm, một vài địa phương còn chọn ngày theo giới tính, cụ thể:
- Nam trồi nữ sụt: Nếu như tính theo quan niệm nam trồi nữ sụt, thì ngày tổ chức cúng căn cho bé nam sẽ trễ hơn 1 ngày so với ngày sinh nhật và bé nữ sẽ sớm hơn một ngày.
- Trai sụt 1, nữ sụt 2: Ngoài ra cũng có nhiều quan niệm em là nên lựa chọn ngày cúng căn cho em bé trai sớm hơn một ngày và em bé gái thì sớm hơn 2 ngày.
- Lựa chọn ngày hợp phong thủy: Dựa theo phong thuỷ, nhiều vùng còn lựa chọn ngày và giờ tổ chức sao cho phù hợp với bản mệnh của bé. Đây là một trong những cách để giúp cho gia đình có thể lựa chọn được ngày mang lại nhiều tài lộc và may mắn nhất.
(Nguồn: istock)
2. Lựa chọn ngày theo dương lịch
Cách tính tuổi cúng căn cho bé cũng có thể dựa vào ngày dương lịch. Đây là một trong những cách tính được rất nhiều gia đình hiện đại áp dụng. Điều nàu có thể giúp kết hợp việc tổ chức sinh nhật với nghi lễ cúng căn cho dễ nhớ.
Trên thực tế lựa chọn ngày giờ tổ chức cúng căn như thế nào không quan trọng, quan trọng là thể hiện được lòng thành của cha mẹ đối với thần linh.
Xem thêm:
Cúng thôi nôi cho bé – Tất tần tật những gì mẹ cần biết!
Hình thức cúng căn như thế nào là đúng?
Việc thực hiện nghi lễ cúng căn là để thể hiện lòng tri ân với các đứng bề trên vì vậy mâm cúng thường được các bậc cha mẹ, ông bà coi trọng. Nếu gia đình có điều kiện để chuẩn bị thì mâm cúng nên có những món lễ vật sau:
1. Cúng mười hai mụ Bà nên chuẩn bị những gì?
- Vàng mã: Gia đình chuẩn bị đôi giày được làm bằng giấy cứng màu xanh, và một bộ váy áo bằng giấy màu xanh
- Trầu cau: Chuẩn bị mười hai miếng trầu dâng cho 12 Mụ Bà, một quả cau bổ bốn phần vào đĩa với một lá trầu, quả cau để nguyên quả;
- Vật lễ tượng trưng: Một bộ đồ bé nam/nữ được làm bằng chất liệu nhựa hoặc sành sứ.
- Con vật: Các con vật bao gồm cua, tôm, ốc, mỗi loại làm thành mười hai đĩa có kích cỡ bằng nhau và một đĩa to hơn
- Đồ ăn: Xôi đậu xanh hoặc xôi gấc, một con gà trống luộc, một chén cơm trắng, một bát canh, một số món ăn mặn và một chai rượu trắng. Xôi gấc, chè trôi nước cần chia thành 12 phần
- Bánh kẹo: Chia thành mười hai đĩa nhỏ và một đĩa lớn
- Hoa: Một lọ hoa cúc với năm bông có năm màu khác nhau
- Các vật khác: Hương trầm, tiền, vàng mã và một chai nước suối.
- Bài khấn: Bài khấn sẽ được đọc lúc thực hiện lễ cúng căn.
Mâm cúng cho 12 Mụ Bà phải chia thành 12 phần
2. Cúng Đức ông cần chuẩn bị những gì?
Khác với mâm cỗ cúng 12 Mụ Bà, lễ cúng Đức ông ít hơn so với mười hai Bà Mụ, gồm có:
- 1 con gà trống luộc được cột chéo cánh tạo thế
- 1 tô cháo hoa cỡ lớn
- 1 tô chè lớn, thường là chè đậu xanh
- 3 đĩa xôi đậu xanh hoặc xôi gấc lớn
- 1 miếng thịt quay hoặc thịt luộc để nguyên miếng
- 1 đĩa hoa quả gồm năm loại quả khác nhau, bất kì.
- 1 đĩa Trầu cau, một chai rượu trắng và vàng mã.
Lễ cúng căn cho bé ngày nay không còn nhiều gia đình hiện đại biết hoặc nhớ đến vì điều kiện sống đã phát triển, y tế cũng phát triển. Tuy nhien lễ cúng căn nên được coi là nét đẹp văn hóa với mục đích ý nghĩa là cầu mong cho trẻ em trong nhà luôn khoẻ mạnh. Việc tổ chức cúng căn không chỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện lòng thành kính và biết ơn với các bậc bề trên.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!