Còn ống động mạch là một dạng bệnh tim bẩm sinh. Bệnh này thường gặp ở trẻ sinh non. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
“Tất tần tật” những thông tin về chứng tồn tại ống động mạch bao gồm nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết và các cách điều trị bệnh sẽ có ngay trong bài viết sau đây. Cùng tham khảo mẹ nhé!
- Còn ống động mạch là gì?
- Nguyên nhân gây ra hiện tượng còn ống động mạch
- Dấu hiệu nhận biết bé còn ống động mạch
- Hiện tượng còn ống động mạch có nguy hiểm không?
- Dấu hiệu nhận biết bé còn ống động mạch
- Điều trị bệnh như thế nào?
- Kết luận
Còn ống động mạch chiếm từ 5 tới 10% các dị tật tim bẩm sinh; tỷ lệ mắc phải ở nam: nữ là 1: 3. Ống động mạch phổ biến ở những trẻ sơ sinh non tháng ( xuất hiện khoảng 45% trẻ sinh ra < 1750 g và 70-80% trọng lượng khi sinh < 1200 g). Ống động mạch sẽ đóng chức năng trong khoảng 10-15 giờ sau khi sinh và đóng về mặt giải phẫu khi trẻ 2-3 tuần tuổi. Nếu kích thước của ống động mạch nhỏ, nguy cơ chủ yếu là viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Nếu kích thước ống động mạch lớn sẽ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của trẻ từ lúc sinh đến 12 tháng sau sinh và làm tăng áp lực động mạch phổi. Đối với ống động mạch lớn, tăng áp lực động mạch phổi nặng, cần chỉ định phẫu thuật sớm sau giai đoạn sơ sinh. Mời các bố mẹ cùng theo dõi tiếp nội dung cần thiết dưới đây:
Còn ống động mạch là gì?
Bệnh còn ống mạch là gì? Khi thai nhi phát triển trong tử cung, ống động mạch có tác dụng kết nối 2 mạch máu lớn từ tim gồm động mạch chủ và động mạch phổi để máu lưu thông trong cơ thể bé.
Tuy nhiên, khi bé chào đời, ống động mạch sẽ tự đóng trong 2 – 3 ngày sau sinh. Với trẻ sinh non thì sẽ mất thời gian lâu hơn, khoảng vài tuần để ống động mạch đóng lại. Nếu đã quá thời gian trên mà ống động mạch vẫn còn tiếp tục tồn tại và hoạt động kéo dài thì đó gọi là hiện tượng còn ống động mạch.
Bạn có thể chưa biết:
Bắt mạch biết trai hay gái theo kinh nghiệm chính xác nhất
Da trẻ sơ sinh nổi mạch máu – Nguyên nhân và cách chăm sóc da cho bé
Nguyên nhân gây ra hiện tượng còn ống động mạch
- Trẻ sinh non
- Bé bị dị tật bẩm sinh khác như dị tật tim, hội chứng Down,… thì khả năng còn ống động mạch cũng tăng cao
- Do gen di truyền, nếu gia đình có tiền sử khuyến tật tim thì con cũng dễ bị tồn tại ống động mạch
- Mẹ nhiễm Rubella, tiểu đường thai kỳ
- Mẹ bầu sử dụng rượu bia, ma túy hoặc tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ cũng có thể gây hại cho sự phát triển của bé
Hiện tượng còn ống động mạch có nguy hiểm không?
Nếu bé tồn tại ống động mạch nhỏ thì có thể không gây ra biến chứng. Nhưng với ống động mạch lớn, nếu không được điều trị thì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng như:
- Khiến máu lưu thông với số lượng lớn đến tim, gây áp lực lớn lên tim và dẫn đến suy tim, khiến tim không bơm máu hiệu quả
- Nhiễm trùng tim (viêm nội tâm mạc) – Đây là tình trạng nhiễm trùng lớp lót bên trong của tim được gây ra bởi vi khuẩn
- Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim)
- Tăng áp động mạch phổi, có thể xuất huyết phổi và gây tổn thương phổi vĩnh viễn
- Tăng khả năng suy thận, không dung nạp thức ăn, viêm ruột hoại tử và thậm chí tử vong
Dấu hiệu nhận biết bé còn ống động mạch
Biểu hiện còn ống động mạch: Thường thì bé còn ống động mạch nhỏ sẽ không gây ra triệu chứng gì và có thể không được phát hiện cho đến khi trưởng thành. Với bé tồn tại ống động mạch lớn thì có các dấu hiệu như:
- Ăn kém, chậm tăng cân
- Khó hoạt động như bình thường, dễ mệt mỏi, thở nhanh, khó thở
- Ra mồ hôi khi khóc hoặc chơi
- Tim đập nhanh
- Da xanh hoặc nâu sẫm, đặc biệt là khi trẻ khóc hoặc hoạt động mạnh
- Nhiễm trùng phổi thường xuyên
- Với bé sinh non thì có thể kèm thêm triệu chứng suy hô hấp, ngừng thở, phải thở bằng máy
Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ phải kiểm tra nghe tim của bé qua ống nghe hoặc siêu âm tim.
Bạn có thể chưa biết:
Thụ tinh trong ống nghiệm là gì? Tỷ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm là bao nhiêu?
Tình dục với người bị tim mạch và những lưu ý sống còn
Điều trị bệnh như thế nào?
Cách điều trị còn ống động mạch: Đối với bé chưa đóng ống động mạch nhưng không có triệu chứng hô hấp hoặc có thể thích nghi được thì thường không cần điều trị hoặc điều trị bất cứ lúc nào sau 1 năm. Thời gian trì hoãn này giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng mạch máu và cho phép thời gian ống động mạch đóng tự phát.
Với những trường hợp nặng hơn có thể gây ra các triệu chứng suy tim hoặc tăng áp lực động mạch phổi,… thì nên điều trị sau khi ổn định tình trạng bệnh nhân.
Trẻ có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh. Một số biện pháp điều trị phổ biến gồm có:
- Hạn chế chất lỏng để tạo điều kiện cho việc đóng ống động mạch
- Điều trị bằng các loại thuốc, hóa chất nội tiết tố giúp cơ thể tự đóng ống động mạch
- Phẫu thuật đóng ống động mạch qua da hoặc qua đường bên sau của lồng ngực
- Phẫu thuật cắt hoặc thắt ống động mạch thông qua ống thông
Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ theo dõi tim của bé trong những tuần đầu để chắc chắn rằng ống động mạch được đóng đúng cách. Bên cạnh đó là tiếp tục theo dõi 6 tháng sau khi phẫu thuật để đề phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cho trẻ.
Kết luận
Vừa rồi là những thông tin về hiện tượng tồn tại ống động mạch ở trẻ. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh tim bẩm sinh này cũng như những cách điều trị cho bé. Nếu bé tồn tại ống động mạch nhưng không gây ảnh hưởng gì đến chức năng hô hấp thì có thể không cần phải điều trị.
Nếu nghi ngờ bé tồn tại ống động mạch, mẹ hãy nhanh chóng đưa con đi khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Đừng quên tham khảo thêm các bài viết khác của theAsianparent để biết thêm nhiều thông tin, kiến thức bổ ích trong việc nuôi dạy con mẹ nhé.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!