Có nên vuốt tóc trẻ sơ sinh hay không là câu hỏi thường gặp của nhiều bậc phụ huynh lẫn những bạn trẻ độc thân. Chúng ta không nên sờ tóc bé khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ và phải đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước đó.
Có nên vuốt tóc trẻ sơ sinh?
Mới nghe qua, chắc hẳn nhìn bà mẹ sẽ nghĩ đây là thắc mắc liên quan đến tính ngưỡng hay quan niệm dân gian. Nhưng thực chất không phải như vậy.
Trẻ em với làn da mịn màn và vẻ bề ngoài đáng yêu, sẽ luôn khiến cho ai ai cũng muốn cưng nựng. Nhiều bé sở hữu mái tóc đen mượt và nhiều tuy chỉ mới sinh, hay vô tình dựng đứng lên rất tự nhiên. Thế là lại càng làm nhiều người tò mò và muốn được vuốt tóc trẻ sơ sinh. Và thậm chí có tình trạng rờ tóc và nựng bé mà không hề hỏi qua ý kiến người mẹ.
Tuy nhiên, đây là một việc không nên làm. Nếu bạn đã là mẹ, khá thoải mái và không suy nghĩ nhiều trong việc có nên vuốt tóc trẻ sơ sinh thì đây là lúc nên thận trọng hơn một chút.
Vì thế, để an toàn cho trẻ, ba mẹ chỉ nên cho người thân quen vuốt tóc con khi đã rửa tay sạch sẽ. Điều này sẽ đảm bảo và hạn chế lây nhiễm không đáng có cho bé, đặc biệt trong tình trạng dịch Covid-19. Và cũng không nên để nhiều người lạ rờ tóc con, dù mẹ biết con bạn đáng yêu đến dường nào và tự hào khi bé được yêu quý.
Một vài câu hỏi thường gặp liên quan đến tóc trẻ sơ sinh
Vì sao tóc trẻ sơ sinh dựng đứng?
Theo BS. Yên Lâm Phúc, Học viện Quân y 103, về vị trí, hình dạng, màu sắc tóc trẻ em cũng như người trưởng thành là do gen quy định. Nếu chúng ta không có sự can thiệp bên ngoài thì những đặc điểm này của tóc thể hiện rất tự nhiên.
Sự dựng ngược hay sự nằm sát xuống da liên quan chặt chẽ đến điểm bám của cơ dựng tóc nằm ngay dưới chân tóc. Nếu cơ này bám dọc chân tóc với một góc bám hẹp thì luôn có xu hướng dựng đứng tóc lên.
Khi em bé lớn, các tuyến nhờn sẽ phát triển và điều chỉnh lại cơ dựng tóc, tóc sẽ dần ngả xuống. Thêm vào đó, tóc em bé sẽ có thể thuộc loại tóc khoẻ, tức là mai sau tóc cháu sẽ rất đẹp và dễ tạo mái theo từng mẫu tóc khác nhau.
Vì sao bé có quá nhiều tóc?
Nội tiết tố của mẹ có thể ảnh hưởng đến lượng tóc của em bé. Các hormone, chẳng hạn như estrogen, có thể đi qua nhau thai và đi vào cơ thể em bé. Do đó, nội tiết tố của người mẹ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến lượng tóc nhiều hay ít của trẻ khi sinh ra.
Estrogen được biết là làm tăng sự phát triển của tóc, có nghĩa là em bé có thể có một mái tóc “bồng bềnh” nếu đủ lượng hormone này qua nhau thai!
Chăm sóc tóc trẻ sơ sinh có quan trọng không?
Đương nhiên, con yêu của mẹ còn quá nhỏ để quan tâm đến mái tóc của chúng liệu có đẹp hay không, nhưng điều đó không có nghĩa là chăm sóc tóc đúng cách là không quan trọng.
Tóc em bé sẽ rụng, thay đổi theo thời gian và mọc lại, nhưng có một số điều cần lưu ý khi nói đến sức khỏe tóc cho trẻ sơ sinh.
Dù tóc bé có nhiều và đẹp như thế nào, nhất là với bé gái thì việc cột tóc đuôi ngựa hay thắt bính quá chặt có thể gây hư tổn cho tóc. Tóc em bé không cần gội hàng ngày nhưng rất cần được gội nhẹ nhàng và sử dụng đúng loại xà phòng gội đầu dành riêng cho trẻ sơ sinh.
Có thể cạo đầu bé không?
Cha mẹ có thể có nhiều lý do khác nhau để cạo trọc đầu cho con mình trong vài tháng đầu đời, và điều này hoàn toàn không gây hại.
Một số nguyên nhân phụ huynh muốn cạo tóc bé phổ biến là:
- Tóc mọc quá nhiều và thời tiết đang nóng nực
- Quan niệm cạo tóc sẽ giúp tóc mọc lại khỏe mạnh và nhiều hơn.
Dù lý do là gì đi chăng nữa, thì việc đầu cho trẻ sơ sinh không phải là điều hiếm gặp. Quan trọng là ba mẹ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con trong quá trình thực hiện.
Mái tóc là góc con người. Do đó, ba mẹ cũng nên quan tâm đến phần tóc của con nhé. Khi con có một mái tóc đẹp và khoẻ, chúng ta có thể tạo kiểu dễ thương hay ngầu cho bé. Và đừng quên, chính mình cũng nên và phải rửa tay trước khi ôm con nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!