Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày? Theo các bác sĩ, tốt nhất các mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ ít nhất 2 lần một ngày. Điều này sẽ giúp khoang miệng bé sạch hơn từ đó bé sẽ thoải mái hơn trong việc bú sữa. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Vì sao trẻ cần được rơ lưỡi?
- Có nên tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày?
- Một số hỗn hợp rơ lưỡi hiệu quả cho trẻ sơ sinh
Vì sao trẻ cần được rơ lưỡi?
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nếu không được chăm sóc răng miệng ngay từ nhỏ sẽ ảnh hưởng lớn đến sau này. Đặc biệt là trẻ sơ sinh, có nguy cơ nhiễm khuẩn và mắc bệnh về nướu do vi khuẩn sinh sôi rất cao ở thời điểm bú mẹ hoàn toàn.
Có nên rơ lưỡi hàng ngày cho bé? Việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sẽ làm sạch lượng sữa dư thừa, giảm mùi và hạn chế tích tụ vi khuẩn và giảm nguy cơ tưa lưỡi. Tưa lưỡi là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khó chịu, quấ y khóc khi cảm thấy đau ở phần lưỡi từ đó có thể bỏ bú. Trẻ bị tưa lưỡi có thể lây qua cho mẹ khi bú khiến mẹ bị nhiễm nấm, dẫn đến đau rát đầu ti.
Mẹ đã biết chưa?
Nếu như không được rơ lưỡi thường xuyên thì nguy cơ nhiễm khuẩn và mắc bệnh cao
Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày?
Theo các bác sĩ, việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh nên được thực hiện thường xuyên. Nếu không bé sẽ dễ bị nấm miệng (đẹn miệng), nhất là những bé bú mẹ hoàn toàn. Ngoài ra, việc rơ lưỡi còn giúp hạn chế các vấn đề về răng miệng sau khi trẻ lớn lên. Vì vậy tốt nhất các mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ ít nhất 2 lần một ngày. Điều này sẽ giúp khoang miệng bé sạch hơn từ đó bé sẽ thoải mái hơn trong việc bú sữa.
Dưới đây là các bước thực hiện rơ lưỡi đúng cách cho bé, mẹ cần lưu ý ngay:
- Bước 1: Đầu tiên hãy chuẩn bị một tô nước ấm hoặc các dung dịch hỗ trợ rơ lưỡi cho trẻ. Kèm theo đó là miếng băng gạc rơ lưỡi (các mẹ không nên dùng khăn sữa vì sẽ không đảm bảo vệ sinh cho trẻ do tái sử dụng nhiều lần).
- Bước 2: Quấn miếng gạc rơ lưỡi xung quanh ngón tay và nhúng vào nước ấm họặc dung dịch rơ lưỡi.
- Bước 3: Nhẹ nhàng để lên môi bé để bé mở miệng ra và cho ngón tay vào trong. Tay còn lại sẽ nâng trẻ để trẻ có cảm giác an toàn và hợp tác với mẹ trong khi rơ lưỡi.
- Bước 4: Sau khi đã cho ngón tay vào, mẹ nhẹ nhàng vệ sinh hai bên má và phần lợi của bé. Sau đó chà xát lên phần lưỡi nhằm loại bỏ các mảng bám của sữa.
- Bước 5: Khi hoàn tất việc rơ lưỡi, các mẹ có thể cho bé bú trở lại bình thường. Hãy thực hiện ít nhất 2 lần trong ngày để đảm bảo an toàn răng miệng cho trẻ nhé.
Một số hỗn hợp rơ lưỡi hiệu quả cho trẻ sơ sinh
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì? Nhiều mẹ băn khoăn về việc có nên dùng thuốc để rơ lưỡi cho trẻ hay không? Câu trả lời chắc chắn là có và các bác sĩ chuyên khoa nhi đều khuyến nghị các mẹ nên dùng thuốc rơ lưỡi. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn hạn chế nhất việc sử dụng thuốc cho con mình thì có thể tham khảo một số hỗn hợp rơ lưỡi cho trẻ từ các thành phần tự nhiên dưới đây.
Sử dụng nước rau ngót để rơ lưỡi
Để rơ lưỡi bằng nước rau ngót cho trẻ, mẹ hãy chuẩn bị một nắm rau ngót đã rửa sạch để ráo. Sau đó đun một cốc hỗn hợp nước và muối loãng sôi lên khoảng 3 phút sau đó tắt bếp để nguội. Cho hỗn hợp rau ngót và nước muối đun loãng để nguội vào máy xay nhừ và lọc lại nước. Mẹ có thể sử dụng hỗn hợp này để rơ lưỡi cho bé 2 lần sáng và tối.
Rau ngót có khả năng sát khuẩn tốt nên rất thích hợp để rơ lưỡi cho trẻ
Trong rau ngót có chứa đầy đủ các yếu tố giúp kháng khuẩn, tiêu viêm và sát trùng khoang miệng. Tuy nhiên, cách rơ lưỡi bằng nước rau ngót chỉ nên thực hiện khi trẻ đã đạt khoảng 5 tháng tuổi. Vì rau ngót có thể gây kích thích đường ruột, rối loạn tiêu hóa và bé sẽ dể bị tiêu chảy.
Rơ lưỡi với mật ong
Mẹ có thể sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ bằng cách pha một ít mật ong vào một cốc nước ấm. Khuấy đều tay để mật ong tan đều trong nước là đã có thể sử dụng để rơ lưỡi cho trẻ. Mật ong có khả năng sát khuẩn và kháng viêm rất tốt nên thường được các mẹ tin tưởng sử dụng.
Tuy nhiên, việc rơ lưỡi bằng mật ong cũng chỉ nên được thực hiện khi trẻ đã trên 12 tháng tuổi. Vì trong mật ong có chứa chất clostridium botulinum. Đây là một loại độc tố có khả năng gây liệt cơ và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của trẻ. Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi rất nhạy cảm với loại độc tố này nên việc rơ lưỡi bằng mật ong nên được thực hiện cho trẻ ở 1 tuổi trở lên. Khi trẻ đạt độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển ổn định và đủ khả năng tiêu hóa chất này.
Khám phá thêm:
Các mẹ nên cẩn thận khi sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Lá hẹ và công dụng hiệu quả mang lại
Từ xưa, lá hẹ vẫn được dùng vào các bài thuốc trị bệnh. Đặc biệt là trị các vấn đề về miệng, lưỡi cho trẻ sơ sinh. Đa số các loại hẹ đều có sử dụng thuốc trừ sâu nên sẽ không đảm bảo an toàn cho trẻ. Tốt nhất các mẹ nên trồng một bụi hẹ để có thể sử dụng để rơ lưỡi cho trẻ.
Cách thức pha hỗ hợp này cũng sẽ tương tự hỗn hợp rau ngót nhưng sẽ sử dụng lá hẹ thay vì lá ngót. Trong lá hẹ chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin. Đặc biệt hơn trong lá hẹ có các loại kháng sinh tự nhiên. Giúp việc rơ lưỡi vệ sinh khoang miệng cho bé trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Lá hẹ có các chất kháng sinh tự nhiên rất phù hợp để sử dụng rơ lưỡi cho trẻ
Dùng thuốc rơ lưỡi Denicol
Đây là sản phẩm thường được bác sĩ khuyên dùng để vệ sinh khoang miệng, tránh tích tụ các vi khuẩn nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Liều dùng thuốc rơ lưỡi Denicol:
- Đối với bé sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên rơ lưỡi cho con từ 1-2 ngày một lần vì mỗi lần bú sữa mẹ, lưỡi của bé cọ vào núm ti nên rất ít khi có cặn sữa.
- Đối với trẻ sơ sinh uống sữa ngoài thì lưỡi dễ đóng cặn hơn, mẹ nên rơ lưỡi 2-3 lần/ ngày cho con.
- Các trường hợp khác, mẹ dùng thuốc thoa vào các vùng bị tổn thương ngày ba lần.
Cách dùng thuốc rơ lưỡi Denicol cho bé sơ sinh:
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé
- Dùng gạc vô trùng quấn quanh ngón tay, thấm dung dịch thuốc denicol rồi lau nhẹ nhàng lên lưỡi bé và vùng khoang miệng.
Tổng kết
Bề mặt miệng, đặc biệt là lưỡi của trẻ sơ sinh chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu trẻ không được rơ lưỡi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây tưa lưỡi. Điều này làm trẻ xuất hiện tình trạng bỏ bú sữa do khó chịu khoang miệng và phần lưỡi. Vì vậy việc rơ lưỡi cho trẻ là hết sức cần thiết mà mẹ cần nhớ. Thông qua bài viết này, hy vọng các mẹ sẽ có thêm kiến thức về việc rơ lưỡi hiệu quả cho trẻ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!