Có bầu nằm võng được không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi trong bụng không?

Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết đã có trường hợp người bệnh bị đau thắt lưng dữ dội do có thói quen nằm võng và nếu không chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ bị tàn tật suốt đời. Vậy mẹ bầu có nên nằm võng?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có bầu nằm võng được không? Với những tác hại của việc nằm võng như không tốt cho cột sống, hệ hô hấp và việc cấp oxy lên não thì mẹ bầu hoàn toàn không nên nằm võng. Bên cạnh đó, việc nằm võng khi ngủ cũng dẫn đến nguy cơ mẹ bầu bị té ngã, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

  • Nằm võng dễ đi vào giấc ngủ
  • Tác hại của việc ngủ võng sẽ làm bạn suy nghĩ về việc bà bầu có được nằm võng không
  • Mang thai có được nằm võng không?
  • Tư thế nằm ngủ tốt cho mẹ bầu
  • Một vài mẹo giúp mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ nhanh chóng

Nằm võng dễ đi vào giấc ngủ

Nhà khoa học Michel Muhlethaler, đến từ đại học Genève, Thuỵ Sĩ, đã có phát biểu trên Discovery về công trình nghiên cứu của mình cùng cộng sự: “Chúng tôi quan sát thấy, trạng thái đung đưa của võng giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn so với nằm trên giường. Trạng thái đung đưa của võng tác động lên các giác quan, giúp đồng bộ hóa hoạt động của não thành một hoạt động gắn liên với giấc ngủ. Giai đoạn ngủ sâu của con người thường chiếm phân nửa độ dài giấc ngủ được tăng lên khi nằm võng”.

Như vậy, nghiên cứu khoa học đã cho ta thấy tác dụng của việc nằm võng đối với giấc ngủ như thế nào. Điều này sẽ giúp ích cho những người khó đi vào giấc ngủ, cải thiện giấc ngủ của họ. Vậy bà bầu có nên nằm võng?

Mẹ mang thai có nên nằm võng? (Ảnh: istockphoto)

Bạn có thể chưa biết:

Khi mới mang thai có bị mất ngủ không? Làm cách nào giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn?

Tác hại của việc ngủ võng sẽ làm bạn suy nghĩ về việc có bầu nằm võng được không?

Ở Việt Nam, đã có trường hợp người bệnh bị đau thắt lưng dữ dội do có thói quen nằm võng khoảng 40 năm. Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM là người đã thăm khám cho bệnh nhân này. Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm khi chụp MRI cột sống và nếu không chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ bị tàn tật suốt đời. Có 2 tác hại của việc thường xuyên nằm võng có thể xảy ra mà bạn nên biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thoái hoá cột sống: là tình trạng tổn thương sụn mấu khớp, đĩa đệm, dẫn đến hình thành gai xương cột sống gây chèn ép rễ, tủy thần kinh. Người mắc bệnh thường hay đau cổ, gáy, thắt lưng, đơ cứng cổ, tê dị cảm tay, chân,…
  • Suy hô hấp: Tư thế ngủ nằm võng sẽ khiến cơ thể bị bó hẹp trong khuôn khổ chiếc võng, ngực bị thắt lại gây khó thở.

Nguyên nhân mẹ bầu hay mất ngủ

  • Đau lưng và nhức chân: Vì chịu sức nặng từ thai nhi ngày một lớn nên mẹ sẽ thấy khó chịu khi ngủ. Không ít bà bầu vào những tháng cuối thai kỳ do sự gia tăng trọng lượng của thai hoặc thiếu canxi, kali dẫn tới chứng chuột rút khi ngủ ban đêm.
  • Vấn đề tiêu hóa: Tình trạng trào ngược thức ăn xảy ra nhiều vào những tháng cuối thai kỳ do thai nhi lớn dần khiến dạ dày bị chèn ép.
  • Đi tiểu nhiều lần: Thai nhi chèn ép vùng bàng quang làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu và phải đi tiểu nhiều lần trong đêm. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng mất ngủ ở nhiều mẹ bầu.
  • Nghén khi mang thai 3 tháng đầu: Những khó chịu trong giai đoạn đầu thai kỳ, việc nôn nghén cũng dễ làm mẹ mất ngủ
  • Sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai: ảnh hưởng đến nhịp thở, làm mẹ hít thở khó khăn. Ở 3 tháng cuối, tử cung chèn ép cơ hoành làm mẹ càng khó thở, dẫn đến khó ngủ hơn
  • Chuột rút ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của mẹ. Những cơn co, chuột rút về đêm làm mẹ đau điếng, tỉnh dậy giữa đêm và khó ngủ lại
  • Mẹ bầu bị căng thẳng, lo lắng khi mang thai

Mẹ mang thai không nên nằm võng (Ảnh: istockphoto)

Có bầu nằm võng được không?

Tại sao có bầu không được nằm võng? Hầu hết các chuyên gia y tế đều khuyến khích bà bầu không nên nằm võng. Mặc dù bạn có thể dễ ngủ hơn khi nằm võng, nhưng tác hại của việc nằm võng nhiều hơn lợi ích nó mang lại cho bạn. Khi nằm võng, đầu và chân của bạn ở tư thế cao hơn phần giữa cơ thể, ngực bị ép lại. Điều này không tốt cho cột sống, hệ hô hấp và việc cấp oxy lên não của mẹ bầu. Bên cạnh đó, việc nằm võng khi ngủ cũng dẫn đến nguy cơ mẹ bầu bị té ngã, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Với những rủi ro tiềm ẩn như vậy, liệu bạn có còn muốn tiếp tục việc nằm võng khi mang bầu nữa hay không

Tư thế nằm ngủ tốt cho mẹ bầu

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng “Tùy theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi mà mẹ nên có một tư thế ngủ phù hợp với cả mẹ và thai nhi. Bụng mẹ càng to càng cần quan tâm đến tư thế ngủ vì một số tư thế ngủ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé và đặc biệt tư thế ngủ phụ thuốc vào các cơn đau lưng và đau thắt lưng. Ở những tháng cuối của thai kỳ, nằm nghiêng trái rất thích với các mẹ bầu bởi tư thế này làm giảm phù chân khi mẹ bước vào giai đoạn phù chân sinh lý, đồng thời mẹ cũng tránh được tình trạng tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới làm giảm lượng máu về tim, gây giảm lưu lượng tim”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cứ mỗi giai đoạn tam cá nguyệt, thai nhi lại có những phát triển mới về mặt khối lượng và cơ thể người mẹ theo đó cũng thay đổi dần. Tư thế nằm ngủ như thế nào rất quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và bé. Dưới đây là gợi ý cho bạn dựa trên từng thời kỳ:

  • Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Thời điểm này, thai nhi vẫn còn nhỏ và bụng mẹ bầu cũng chưa quá lớn. Do đó, mẹ bầu có thể nằm ngủ nhiều tư thế, ngay cả nằm ngửa cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ nên tránh nằm sấp, vì tư thế này không tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, nếu quá muốn dùng võng để ngủ, bạn vẫn có thể dùng nhưng chú ý chỉ dùng để ngủ giấc ngắn (20-30 phút), thỉnh thoảng mới dùng và cẩn thận kẻo bị té ngã.

  • Giai đoạn 3 tháng giữa

Thời gian này, mẹ đã có thể nhìn thấy rõ bụng mình hơn. Tư thế nằm nghiêng lúc này sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, nếu cảm thấy phần chân hơi nặng nề, mẹ bầu có thể dùng một chiếc gối mềm để kê cao chân.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Top 5 gối ôm giúp bà bầu không còn nhức mỏi và ngủ ngon giấc

  • 3 tháng cuối thai kỳ

Tử cung của mẹ có xu hướng xoay về phía bên phải trong những tháng cuối thai kỳ. Do đó, các chuyên gia thường khuyến khích bạn nằm nghiêng về phía bên trái để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu có thể dùng gối nhỏ đỡ bụng khi nằm. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên hơi cong chân, tránh tư thế nằm “co ro” như con tôm, không có lợi cho sức khỏe.

Tư thế thoải mái giúp mẹ ngủ ngon giấc hơn (Ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một vài mẹo giúp mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ nhanh chóng

Đối với những mẹ bầu khó ngủ, hãy tham khảo một vài bí quyết sau để dễ ngủ hơn và quên đi chiếc võng.

  • Sắm thêm chiếc gối chữ U hoặc các loại gối trợ giúp cho việc bầu bí để có tư thế nằm thoải mái nhất
  • Uống một ly nhỏ sữa ấm hay ngũ cốc; hoặc 1 miếng phô mai trước khi đi ngủ 30 phút
  • Hãy uống đủ nước vào ban ngày, giảm vào ban đêm; tránh thức uống chứa chất caffeine như: cà phê, sô-cô-la, trà đen,…
  • Massage cơ thể trước khi đi ngủ hoặc tập vài động tác hít thở sâu để cơ thể được thư giãn.
  • Việc ăn quá no sẽ khiến mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ do thức ăn chưa tiêu hóa hết. Vì vậy mẹ nên ăn khoảng 2 – 3 giờ trước giờ đi ngủ. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin B giúp cải thiện giấc ngủ như rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám.
  • Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cũng là một trong những cách giúp mẹ ngủ ngon hơn do khí huyết được lưu thông, những căng thẳng được giải tỏa.
  • Vào những tháng cuối thai kỳ, sự phát triển của thai nhi đè lên bàng quang khiến số lần mẹ đi vệ sinh tăng lên. Đi vệ sinh trước khi ngủ giúp mẹ không phải thức dậy nhiều lần trong đêm.
  • Có thể tắm nhanh với nước ấm trước khi ngủ
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ ở mức vừa phải, mát mẻ
  • Quan hệ vợ chồng nhẹ nhàng cũng là một cách để mẹ bầu dễ dàng đi vào giấc ngủ

Lời kết 

Mẹ bầu có nằm võng được không? Nằm võng chỉ phù hợp với những giấc ngủ ngắn và không nên tạo thành thói quen, đặc biệt đối với những mẹ bầu. Bạn hãy tìm những cách phù hợp nhất đối với bản thân để dễ dàng đi ngủ và có những ảnh hưởng tích cực đến sức khoẻ của bản thân và em bé trong bụng nhé!

Nguồn tham khảo: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi