Có bầu ăn mì gói được không là thắc mắc của nhiều mẹ là tín đồ của mì ăn liền. Cần phải có chế độ ăn hợp lí khi kết hợp mì gói với rau, củ, quả tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Mời các mẹ cùng theo dõi bài viết sau nhé!
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Nguyên nhân mẹ bầu không nên ăn mì gói khi mang thai
- Bác sĩ nói gì về việc phụ nữ mang thai ăn mì gói?
- Cách chế biến mì tôm cho mẹ bầu
Nếu bạn là một tín đồ của mì gói thật sự không thể cưỡng lại mùi hương hấp dẫn của nó, riêng đối với mẹ bầu thèm ăn càng không thể bỏ qua. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những tác hại mà mì gói hoặc những thực phẩm đóng gói ăn liền đối với phụ nữ mang thai. Thành phần trong mì gói thiếu lượng vitamin và chất khoáng thiết yếu và không chứa nhiều đạm, chất xơ để cung cấp dinh dưỡng cho mẹ bầu . Vì thế, mì gói sẽ không tốt như những món ăn tươi sống khác và không thể thay thế bữa chính của mẹ bầu được. Để hiểu rõ hơn về mì gói và cách chế biến hợp lí để mẹ bầu vẫn đảm bảo được dinh dưỡng vừa thỏa mãn cơn thèm của mình, các mẹ hãy theo dõi tiếp bài viết dưới đây:
Nguyên nhân mẹ bầu không nên ăn mì gói khi mang thai
Hàm lượng muối cao
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo lượng Natri nạp vào cơ thể mỗi ngày từ 1500 đến 2300 mg Natri. Trong khi đó, một gói mì có thể cung cấp đến 1722 mg Natri. Trước khi sử dụng, bạn cần biết lượng Natri cơ thể cần là bao nhiêu để hạn chế các bệnh về huyết áp.
Bạn có thể chưa biết:
Ăn mì tôm có hại cho bà bầu: Huyết áp là một trong những vấn đề quan trọng mà mẹ bầu cần lưu tâm khi mang thai. Nếu bị huyết áp cao, nguy cơ tiền sản giật thai kỳ ở mẹ rất cao. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh: “Việc giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày giúp giảm huyết áp cao”. Một nghiên cứu khác thâm chí còn chỉ ra rằng: “Nếu cơ thể hấp thụ ít muối thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch giảm.”
Vì vậy, mẹ bầu cần hạn chế dùng muối khi chế biến thức ăn, đặc biệt là những thực phẩm chứa hàm lượng Natri cao như mì gói.
Các chất bảo quản, phụ gia độc hại
Mẹ bầu ăn mì gói có sao không? Thực phẩm ăn liền, cụ thể là mì gói chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia độc hại. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy vấn đề sức khỏe có mối liên hệ với các chất kể trên. Việc tiêu thụ nhiều mì gói khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và trí não của em bé trong bụng mẹ.
Ngoài ra, các chất trong mì ăn liền còn tốn nhiều thời gian để tiêu hóa trong cơ thể. Trong mì chứa sáp và chất bảo quản gọi là TBHQ. Chất này mất từ 4 đến 5 ngày mới tiêu hóa hoàn toàn. Mẹ bầu vốn đã khó tiêu khi mang thai nên những chất này càng cản trở hệ tiêu hóa của mẹ. Vì vậy, thai phụ sẽ bị đầy bụng, khó chịu khi dùng mì gói.
Bác sĩ nói gì về việc phụ nữ mang thai ăn mì gói?
Tiến sĩ Benny Johan Marpaung, chuyên gia Sản phụ khoa tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em ở Nam Jakarta, Indonesia nói rằng: “Khi mang thai, những gì mẹ ăn vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên chú ý lượng thức ăn và loại thực phẩm được hấp thụ vào cơ thể.”
Tiến sĩ Benny giải thích thêm: “Hương liệu và chất bảo quản trong mì gói có thể gây nguy hiểm đến thai kỳ của bạn. Nó tác động tiêu cực đến em bé và gây những bệnh về huyết áp cho mẹ bầu. Vì vậy, thai phụ nên hạn chế ăn mì gói khi mang thai.
Bạn có thể chưa biết:
Phụ nữ mang bầu ăn bánh mì thế nào để mẹ khỏe đẹp, thai nhi tăng cân tốt?
Bà bầu ăn lẩu mắm được không? Có gây rối loạn tiêu hóa hay không?
Cách chế biến mì tôm cho mẹ bầu
Bà bầu có được ăn mì gói không? Mặc dù mì gói ảnh hưởng không tốt đến mẹ bầu và thai nhi nhưng bạn vẫn có thể dùng mì trong bữa ăn hàng ngày. Chỉ cần chế biến đúng cách, thai phụ hoàn toàn có thể tránh được những tác hại nêu trên.
Nếu mẹ có thói quen nấu mì theo cách thông thường thì hãy bỏ ngay và làm theo hướng dẫn của các chuyên gia. Sau khi đun sôi nước, bạn trụng sơ mì, vớt ra, để nguội. Tiếp đến, mẹ đổ lần nước thứ nhất đi và nấu mì bằng nước thứ hai. Việc này giúp chất bảo quản và dầu chiên trên mì được loại bỏ.
Ngoài ra, mẹ bầu không nên sử dụng gói gia vị và dầu mỡ có sẵn trong mì. Chúng chứa nhiều chất độc hại và hạn chế khả năng tiêu hóa ở thai phụ. Vì vậy, để cải thiện món mì gói “nghèo” dưỡng chất, mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm khác như rau xanh, thịt, trứng,…
Nếu đang băn khoăn trong việc lựa chọn nguyên liệu để nấu một tô mì gói chất lượng, mẹ có thể tham khảo công thức làm dưới đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 4 quả cà chua đã bỏ vỏ, cắt nhỏ
- 500 gram thịt bò thái mỏng
- 500 ml nước bò hầm
- 1 muỗng cà phê
- Cà chua xay nhuyễn
- Đường
- Dầu mè
- Nước sốt Worcestershire
- Hạt tiêu
- Hỗn hợp bột ngô và nước
- Mì gói
Cách làm:
Bước 1: Đun sôi cà chua với nước hầm từ bò cho đến khi cà chua mềm ra
Bước 2: Cho thịt bò và các nguyên liệu còn lại vào
Bước 3: Cho hỗn hợp nước và bột ngô vào nồi mì
Cuối cùng, tô mì thơm ngon và đủ dưỡng chất đã hoàn thành.
Hi vọng, bài viết trên đã giải đáp thắc mắc có bầu ăn mì gói được không. Để hạn chế cơn thèm mì tôm, mẹ có thể lựa chọn món ăn vặt cho bà bầu hoặc các loại trái cây giàu dinh dưỡng. Có như vậy, cả mẹ và con mới khỏe mạnh trong thời gian mang thai.
Theo theAsianparent Singapore
Xem thêm:
- Bà bầu ăn mì gói được không? Dùng thế nào là tốt nhất cho mẹ và bé?
- Bà bầu ăn mì tôm được không? Mì cay có ảnh hưởng tới thai nhi hay không?
- Bầu 3 tháng đầu ăn mì cay được không? Lưu ý gì khi ăn?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!