Chứng trầm cảm sau sinh 1 năm sẽ lấy đi điều gì trong cuộc sống của các mẹ trẻ? Bình tâm xét lại xem mình có những dấu hiệu sau đây không mẹ nhé!
Thế nào là trầm cảm thời kỳ sau sinh?
Trầm cảm sau sinh – “kẻ giết người” thầm lặng – luôn chực chờ tấn công những mẹ bỉm sữa yếu lòng. Thống kê cho thấy 15% phụ nữ sau giai đoạn sinh nở có triệu chứng trầm cảm từ nhẹ tới nặng. Con số này ngày một tăng lên nếu chúng ta không biết cách ngăn chặn kịp thời.
Là một trong các bệnh hậu sản thường mắc phải trong 1 năm sau khi sinh em bé, phổ biến nhất trong 3 tuần đầu. Biểu hiện rõ nhất là người mẹ không thể thoát khỏi cảm giác lo lắng, muộn phiền, vô vọng và không muốn ở gần chăm sóc con mình. Trong một số trường hợp, người bố cũng có thể bị trầm cảm.
Vì sao trầm cảm sau sinh lại nguy hiểm?
Ngày nay, các thông tin về căn bệnh oái oăm này được tuyên truyền rộng rãi để nâng cao ý thức cho người dân. Tuy nhiên, một khi người mẹ mắc phải, có thể họ sẽ không nghĩ rằng mình bị bệnh, do suy nghĩ tiêu cực đang lấp đầy tâm trí.
Bên cạnh đó, mặc dù thường xảy ra ở lần vượt cạn đầu tiên, không có nghĩa rằng trầm cảm sau sinh không tìm đến mẹ những lần sinh sau này. Cho nên mẹ nhất định phải nắm bắt thông tin thật kỹ ngay từ bây giờ.
Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng trầm cảm sau sinh 1 năm
Mẹ cần lưu ý những biểu hiện dưới đây và thông báo cho gia đình khi tỉnh táo nhất.
- Buồn không rõ lý do, vô vọng chán nản, cảm thấy cuộc sống ngột ngạt
- Khóc không rõ nguyên nhân, khóc nhiều hơn mọi khi.
- Suy nhược tinh thần, luôn bồn chồn lo lắng, khó ở.
- Ngủ quá nhiều hoặc không thể ngủ được
- Ăn rất nhiều hoặc không nuốt nổi cơm
- Khó tập trung, mất khả năng đưa ra quyết định dù là những chuyện nhỏ nhặt
- Không còn quan tâm đến bản thân muốn gì, quên luôn điều mình thích
- Dễ nóng giận, mất kiểm soát hành vi
- Ngại giao tiếp, xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí cả con, chỉ muốn ở một mình.
- Không tự tin có thể chăm sóc tốt, bảo vệ và nuôi dưỡng con.
- Thường nghĩ về những hành động làm tổn thương bản thân và con của mình.
Nếu cảm giác chán nản thường xuất hiện sau khi sinh, mẹ không cần chờ đến ngày tái khám định kỳ mà hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Điểm danh 11 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Nếu mẹ có 1 trong các yếu tố sau đây, mẹ phải đề phòng nhiều hơn với chứng trầm cảm sau sinh 1 năm.
- Có tiền sử bị trầm cảm trước đây hoặc có biểu hiện từ khi mang thai
- Đã hoặc đang bị rối loạn lưỡng cực
- Từng bị trầm cảm sau sinh khi mang thai lần đầu
- Trong gia đình có người bị trầm cảm hoặc các vấn đề về tâm thần khác
- Trải qua nhiều biến cố tồi tệ trong năm như mất việc, ly hôn, bệnh tật, biến chứng thai kỳ…
- Em bé gặp vấn đề về sức khỏe hoặc sau khi sinh quá lâu chưa được tiếp xúc với con
- Mẹ chưa có sữa hoặc mất sữa
- Trong gia đình có sự xung đột, cãi vã
- Không nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ, chăm sóc từ chồng và người nhà
- Đang gặp khó khăn tài chính, áp lực tiền bạc khi nuôi con
- Có thai ngoài ý muốn hoặc ở độ tuổi vị thành niên
Trầm cảm sau khi sinh chấm dứt sau bao lâu?
Tùy theo mức độ, người ta phân thành 3 dạng trầm cảm:
-
Trầm cảm thoáng qua (baby blues):
Thường xuất hiện ở ngày từ 3 sau khi sinh và kéo dài trong một tuần.
Khi baby blues kéo dài trên 2 tuần có nghĩa là mẹ đã ở mức độ nặng của trầm cảm. Nếu không được điều trị, bệnh có thể kéo dài đến 1 năm, ảnh hưởng đến việc chăm con, sức khỏe, sinh hoạt thường ngày của người mẹ.
Hiếm gặp và thường xuất hiện ở tuần thứ 4 sau sinh. Người mẹ cần được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện để ổn định tinh thần, tránh làm tổn thương bản thân và em bé.
Nhìn chung, chứng trầm cảm sau sinh 1 năm là bệnh thường gặp ở các mẹ trẻ, đặc biệt trong lần mang thai đầu. Để phòng tránh, mẹ cần giữ lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực, tinh thần thoải mái ngay từ khi mang thai.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!