Chuẩn bị mang thai sau thai lưu, mẹ cần lưu ý điều gì? Sau khi xảy ra tình huống không may này, chắc hẳn nhiều chị em rất lo lắng cho lần mang thai sau vì sợ gây ảnh hưởng xấu đến đứa con tương lai.
Sau thai lưu bao lâu thì có thể mang thai?
Như bạn đã biết, thai chết lưu là trường hợp thai nhi bị chết rồi lưu lại trong tử cung trên 48h. Thông thường, trường hợp này dễ xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên của phái đẹp . Thai lưu được coi là nỗi ám ảnh dai dẳng về tinh thần lẫn thể chất đối với bất kỳ người mẹ nào.
Do đó, sau khi thai lưu đã lấy ra khỏi, cơ thể của bạn nên được nghỉ ngơi một khoảng thời gian để hồi phục lại như bình thường. Thai chết lưu càng lớn thì thời gian cần nghỉ ngơi của bạn càng nhiều.
Sau khoảng 2 tuần đến 1 tháng, sức khỏe mẹ lúc này đã ổn định và tinh thần thoải mái hơn. Khi đó, các đôi vợ chồng đã có thể quay lại quan hệ như bình thường.
Lời khuyên cho bạn là vẫn nên sử dụng những biện pháp tránh thai an toàn nhé. Thời gian thích hợp để mang thai trở lại là từ 3 – 6 tháng sau khi mất thai. Do khi đó, tử cung và những bộ phận trong cơ quan sinh sản của các chị em đã tái tạo lại như lúc đầu.
Xét nghiệm cần thiết khi dự định có con
Trước khi muốn có con lại, cả vợ lẫn chồng đều nên đi khám để xác định nguyên nhân gây ra thai chết lưu. Từ đó, bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp để hạn chế nguy cơ mất thai trong lần thụ thai tiếp thai này.
Nguyên nhân thai chết lưu thường là do các bất thường về di truyền giữa mẹ và con như hội chứng kháng phospholipid, mẹ nhiễm bệnh mãn tính, tim mạch…
Trong đó, dây rốn cuốn cổ thắt nút khiến thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng là thủ phạm hàng đầu khiến con mất sớm. Để kiểm tra được nguyên nhân và tầm soát nguy cơ, bác sĩ thường tiến hành các xét nghiệm trước khi chuẩn bị mang thai như:
- Xét nghiệm nhiễm sắc đồ: Có khả năng phát hiện các bất thường về di truyền của cả chồng lẫn vợ.
- Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra nội tiết, xem có xảy ra trường hợp kháng phospholipid – thủ phạm khiến thai chết lưu.
- Siêu âm ổ bụng: Nhằm kiểm tra những bộ phận trong cơ quan sinh sản xem có dị dạng hoặc xuất hiện điều gì bất thường không.
- Khám nội khoa cùng những chức năng của tim, gan, thận, phổi…
- Xét nghiệm tinh dịch đồ: Nhằm xem xét chất lượng tinh trùng của ba nếu trên 40 tuổi.
- Kiểm tra yếu tố Rh trong máu: Nhằm xử lý kịp thời những trường hợp bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con.
Làm gì khi chuẩn bị mang thai sau thai lưu?
- Hai vợ chồng nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, bảo đảm bổ sung đầy đủ những nhóm chất như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, phái đẹp nên ăn nhiều rau và trái cây để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời cần hấp thụ khoảng 400mcg axit folic để đảm bảo an toàn cho quá trình mang thai tiếp theo.
- Nói “không” với những thói quen xấu như hút thuốc, sử dụng các thức uống có cồn và caffeine. Bạn có thể thay thế bằng thói quen tập thể dục hằng ngày, uống sinh tố hoặc tham gia các trò chơi lành mạnh.
- Cú sốc lần trước có thể làm mẹ chưa nguôi ngoai. Tuy nhiên, nếu muốn thiên thần nhỏ lần này an toàn và khỏe mạnh, bạn nên cố gắng giữ tinh thần vui vẻ và thoải mái. Nếu cứ buồn rầu, mệt mỏi, quá trình thụ thai cũng bị ảnh hưởng xấu đấy, mẹ ơi!
Chuẩn bị mang thai sau thai lưu lúc nào đều là do sự quyết định của hai vợ chồng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dự định có thêm thành viên mới khi sức khỏe và tâm trạng của mẹ đã ổn định thôi nhé. Bởi điều này chính là nền tảng giúp lần mang thai sau suôn sẻ và trọn vẹn hơn đấy.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!