Thai trứng hay còn goi là chửa trứng là một khối u lành tính phát triển trong tử cung. Bệnh do trứng được thụ tinh và phát triển một cách bất thường. Vậy chửa trứng bán phần là gì?
Hiện tượng chửa trứng là gì?
Chửa trứng và chửa trứng bán phần là gì?
Chửa trứng (hydatidiform mole) là một biến đổi bệnh lý của nguyên bào nuôi. Bệnh đặc trưng bằng sự thoái hoá nước của các gai rau (hydropic degeneration) và sự quá sản của các nguyên bào nuôi (trophoblastic hyperplasia).
Có 2 loại chửa trứng:
- Chửa trứng bán phần là khi chỉ một số gai rau trở thành các nang nước, trong buồng tử cung có thể có phần thai nhi.
- Chửa trứng hoàn toàn là toàn bộ các gai rau trở thành nang nước, trong buồng tử cung không có phần thai.
Thông thường đây là bệnh lành tính những có khoảng 15% trường hợp chửa trứng hoàn toàn. Và khoảng 3% chửa trứng bán phần trở thành ung thư nguyên bào nuôi.
Triệu chứng
- Người bệnh có hiện tượng chậm kinh.
- Rong huyết chiếm trên 90% trường hợp chửa trứng. Máu ra ở âm đạo tự nhiên, máu sẫm đen hoặc đỏ loãng, ra kéo dài.
- Nghén nặng: gặp trong 25-30% các trường hợp, biểu hiện nôn nhiều, đôi khi phù, có protein niệu.
- Bụng to nhanh.
- Không thấy thai máy.
Chửa trứng bán phần là gì và các triệu chứng?
Chửa trứng bán phần là gì – Có thể xác định bằng cách nào?
Để chẩn đoán chắc chắn chửa trứng, phải dựa vào giải phẫu bệnh lý tức là nạo hút lấy mô trong lòng tử cung đi thử. Giá trị hCG là một trong các giá trị để xếp nhóm nguy cơ cao của chửa trứng. Nguy cơ cao nghĩa là bệnh có thể tiến triển thành ung thư tế bào nuôi hay thai trứng bán phần, cần phải điều trị và theo dõi trong một thời gian dài. βhCG 100.000 mUI/ml, thì phải điều trị hóa chất dự phòng. hCG cũng là chất để theo dõi diễn tiến của bệnh.
Sau hút nạo thai trứng nên theo dõi hCG mỗi tuần đến khi âm tính ba lần liên tiếp. Sau đó mỗi tháng một lần trong 6 tháng. Trong thời gian theo dõi không nên có thai.
Chửa trứng bán phần có nguy hiểm không?
Chửa trứng bán phần nói riêng và chửa trứng nói chung nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu như:
- Mất máu,
- Suy dinh dưỡng,
- Băng huyết khi mang thai
- Thai ăn sâu vào tử cung gây chảy máu dữ dội trong ổ bụng.
Khoảng 80% các trường hợp thai trứng sau khi hút nạo sẽ diễn tiến tốt. Trong khoảng 20% trường hợp còn lại, thai trứng chuyển biến thành ung thư ác tính và nhanh chóng di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, tỉ lệ tử vong rất cao.
Cách điều trị và phòng tránh
Khi bị chửa trứng, cách điều trị thông thường là nong cổ tử cung để nạo, hút sạch thai trứng ra khỏi tử cung. Điều này cần được thực hiện sớm để tránh bị sẩy hoặc phát triển thành ác tính. Sau khi nạo thai, mẹ bầu vẫn được tiếp tục theo dõi và xét nghiệm nồng độ HCG mỗi tuần đến khi âm tính ba lần liên tiếp. Sau đó mỗi tháng một lần trong 6 tháng.
Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý tăng cường sức khoẻ, cải thiện yếu tố xã hội, nâng cao mức sống, sức đề kháng. Theo dõi định kỳ và đầy đủ nhằm phát hiện sớm biến chứng của bệnh.
Sau chửa trứng bao lâu thì có thể có thai lại?
Có một điều may mắn trong bệnh lý này là thai trứng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau ngay cả khi người bệnh đã trải qua hóa trị. Cụ thể là thai trứng không làm tăng nguy cơ thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, sinh non cũng như các biến chứng khác. Và tỉ lệ mắc thai trứng tái phát chỉ từ 1 – 2%.
Để được như vậy, các phụ nữ muốn có thai tốt nhất cần trì hoãn tối thiểu sau hai năm. Đây là khoảng thời gian ít nhất cần thiết để theo dõi và tiên lượng nguy cơ chuyển thành ác tính. Trường hợp có thai trước thời điểm này, nồng độ beta hCG sẽ tăng lên lại. Theo đó, bác sĩ sẽ không thể biết được liệu là một thai nghén bình thường hay tiến triển hóa ác của thai trứng.
Theo theAsianparent
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!