Chửa ngực là gì? Đây hiện tượng nhiều phụ nữ mang thai tháng đầu dễ gặp phải. Lúc này ngực bà bầu có thể to hơn bụng, gây ra nhiều khó chịu như đau lưng, khó thở, rạn da, ngực xệ sau sinh…
Nội dung bài viết:
- Chửa ngực là gì?
- Sau sinh ngực mẹ thay đổi thế nào?
- Chửa ngực khi mang thai đồng nghĩa với việc nhiều sữa sau sinh?
- Lời khuyên cho mẹ bầu
Chửa ngực là gì?
Chửa ngực là hiện tượng thường gặp ở thai phụ trong thời kỳ đầu bầu bí. Theo BS Quốc Tuấn, Khoa Sản, BV Từ Dũ TPHCM, kích thước, hình dáng của “đôi gò bồng đảo” chủ yếu do mô mỡ quyết định. Trong suốt thai kỳ, do sự kích thích của các nội tố trong cơ thể, các mạch máu ở tuyến vú phình to, mô mỡ tăng lên. Đồng thời, các ống dẫn sữa cũng phát triển mạnh để chuẩn bị cho khả năng tiết sữa gây nên hiện tượng chửa ngực.
Nhiều người cũng dựa vào kích thước bầu ngực để dự đoán giới tính em bé sau này. Chửa ngực là con trai hay gái? Đây chỉ là quan niệm dân gian không có cơ sở khoa học và chưa được kiểm chứng, do đó chị em cũng chỉ nên đọc cho vui.
Tình trạng “chửa ngực” đôi khi khiến mẹ bầu khó chịu (Ảnh: Istock)
Xem thêm
Chửa bụng trên là gì? Bầu chửa bụng trên là trai hay gái?
Sau sinh ngực mẹ thay đổi thế nào?
Kích thước của bầu ngực sẽ thu nhỏ dần sau giai đoạn cho con bú. Sự thay đổi của nội tiết tố, cụ thể là sự tăng lên của progesterone và estrogen (hàm lượng estrogen tăng khoảng 500-1000 lần) khiến các tuyến vú phát triển, kích thước khuôn ngực trở nên to hơn. Sau khi sinh, từ giai đoạn cho con bú trở đi thì estrogen bắt đầu sụt giảm, nhường chỗ cho hormone tiết sữa prolactin. Khuôn ngực người mẹ vẫn có kích thước lớn do sữa về, các ống dẫn sữa phát triển. Sau khi cai sữa, prolactin giảm mạnh trong khi estrogen không đủ để tăng sinh tế bào phát triển cơ ngực, giữ cho ngực săn chắc, kết quả là bầu ngực bị nhỏ lại, chùng và chảy xệ.
Và một điều chắc chắn nữa là nếu trong lần mang thai đầu tiên, bạn bị “chửa ngực” thì trong những lần mang thai tiếp theo, bạn cũng sẽ gặp phải hiện tượng này.
Kích thước của bầu ngực sẽ thu nhỏ dần sau giai đoạn cho con bú (Ảnh: Istock)
Chửa ngực khi mang thai đồng nghĩa với mẹ có nhiều sữa sau sinh?
Từ trước đến nay, khái niệm “chửa ngực” chưa từng tồn tại trong giới y khoa. Cụm từ này bắt nguồn từ dân gian, người ta thường dùng để chỉ những người phụ nữ có kích thước vòng một tăng quá lớn khi mang thai. Nhiều người cho rằng mẹ bầu nào “chửa ngực” thì sẽ có nhiều sữa cho con bú sau khi sinh. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không chính xác.
Theo khoa học, sữa mẹ có nhiều hay ít phục thuộc vào tuyến vú ở cơ thể mẹ tốt hay không. Tuyến sữa phục thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng và tâm trạng của người mẹ. Mẹ ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng và tinh thần thoải mái thì cơ thể mẹ có thể tạo ra nhiều sữa cho con bú. Hơn nữa kích thước của ngực không phải chỉ do tuyến sữa tạo thành mà còn phụ thuộc nhiều vào sự tích tụ của các mô mỡ. Do đó, sữa mẹ nhiều hay ít không phụ thuộc vào “chửa ngực” hay không.
Bầu ngực của mẹ bầu to hay nhỏ, không quyết định tới nguồn sữa cho con bú (Ảnh: Istock)
Tóm lại, bầu ngực của mẹ bầu to hay nhỏ, không quyết định tới việc đủ hay thiếu sữa cho con bú. Việc nhiều sữa phụ thuộc vào cơ địa và tuyến sữa của người phụ nữ đó. Có người ngực lép nhưng nguồn sữa vẫn dồi dào nhưng cũng có người chửa ngực nhưng sữa vẫn không đủ cho con bú.
Một chế độ dinh dưỡng phong phú và hợp lý cùng với trạng thái tâm lý ổn định, thoải mái sẽ ảnh giúp người mẹ có đủ sữa tốt cho con. Việc bà bầu phát triển ngực quá mức cũng hoàn toàn không hại gì cho thai nhi.
Xem thêm
Nhận biết mang thai đôi chưa từng dễ đến thế với 8 dấu hiệu chuẩn không cần chỉnh
Lời khuyên cho mẹ bầu
- Chọn áo ngực vừa vặn, chất liệu cotton thoáng mát, có độ nâng tốt, không gọng và vệ sinh ngực mỗi ngày sạch sẽ. Khi ngực của bạn đã phát triển quá lớn, bạn nên mặc loại áo ngực thể thao mỏng nhẹ ngay cả khi ngủ nếu không ngực bạn sẽ làm giãn dây chằng và bị chảy xệ.
- Dùng các sản phẩm chống rạn da để thoa vào bầu ngực. Mẹ bầu có thể thoa ngay từ khi mới mang bầu để tác dụng được tốt hơn.
- Giữ tư thế thẳng lưng để tránh mỏi lưng hay khó thở, nằm nghiêng khi ngủ hoặc đặt gối nâng đầu và ngực lên cao. Nếu bị khó thở kéo dài, bạn nên đi khám cụ thể.
- Massage nhẹ nhàng vùng ngực để giúp máu lưu thông tốt hơn và xoa dịu cảm giác căng tức ngực. Tránh massage ngực trong những tháng đầu thai kỳ vì dễ gây hiện tượng co thắt tử cung.
- Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, bạn nên bổ sung Vitamin D, E mỗi ngày. Tránh những thức ăn quá mặn, tránh uống các chất kích thích như ca cao, cà phê. Vì đây là những yếu tố làm tăng thêm sự căng ngực.
- Chườm lạnh hoặc tắm vòi hoa sen để cải thiện lưu thông huyết mạch, giúp ngực bớt căng, đau. Đắp lá bắp cải lạnh lên ngực khi thư giãn, nghỉ ngơi cũng là một cách hay để bạn giảm cảm giác đau ngực.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!