Chữa đi tiểu buốt cho bà bầu nên áp dụng cách nào để đảm bảo an toàn cho thai nhi? Mẹ có cần đến bệnh viện hay có thể tự điều trị tại nhà?
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Nguyên nhân có tình trạng tiểu buốt ở bà bầu
- Chữa đi tiểu buốt cho bà bầu như thế nào khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai?
- Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai không do bệnh lý như thế nào?
- Những lưu ý cho mẹ bầu để hạn chế tình trạng tiểu buốt và các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu
Nguyên nhân có tình trạng tiểu buốt ở bà bầu
Do việc mang thai gây nên tiểu buốt
Đi tiểu buốt ở bà bầu không phải là hiện tượng hiếm gặp mà xảy ra khá phổ biến. Trong thai kỳ, nhu cầu đi vệ sinh sẽ tăng cao hơn bình thường do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, có sự đào thải lớn tạo nên nhu cầu lớn về việc đi toilet.
Ngoài ra, khi thai càng lớn dần thì tử cung của thai phụ cũng nở dần theo. Và lại nằm ở vị trí tiểu khung đè lên bộ phận bàng quang sẽ gây nên tình trạng đi tiểu nhiều và đôi khi gây tiểu buốt cho bà bầu.
Có thể bạn chưa biết:
Nhìn chung, nếu hiện trạng này là do mang thai thì không có gì phải lo lắng mẹ nhé. Chúng ta sẽ tìm hiểu một vài bí quyết hay để chữa đái dắt cho bà bầu trong phần sau của bài viết.
Vì bệnh lý
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những bệnh lý thường gặp ở thai phụ. Bệnh lý này xảy ra khi các vi sinh vật bình thường ở ống tiêu hóa bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sản. Hầu hết các nhiễm khuẩn tiết niệu do vi khuẩn Escherichia coli từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo vốn rất ngắn của phụ nữ (chỉ 3-4cm). Từ đó, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang.
Các biểu hiện của bệnh tuỳ vào thể nhiễm khuẩn ở thai phụ đã ở giai đoạn nào. Thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu. Nếu ở thể viêm bàng quang thì sẽ có hiện tượng đái buốt, đái rắt, có khi đái ra máu cuối bãi, có cảm giác nóng bỏng, rát khi đái, không sốt, người mệt mỏi khó chịu. Khi không được điều trị kịp thời thì viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận-bể thận cấp.
Trường hợp viêm thận bể thận: Nếu tình trạng viêm niệu đạo và viêm bàng quang không được điều trị tận gốc sẽ dẫn đến biến chứng viêm thận bể thận cấp với các biểu hiện như sau:
- Sốt cao (39 – 40 độ C), người rét run, mạch nhanh
- Tiểu buốt, tiểu khó
- Nước tiểu đục, có thể lẫn máu
- Đau vùng thắt lưng: cơn đau có khi âm ỉ, cũng có khi đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu và xuống bộ phận sinh dục
- Cảm giác buồn nôn hay nôn, mệt mỏi chán ăn
- Xét nghiệm nước tiểu bà bầu lúc này sẽ thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn (bạch cầu dương tính, nitrite dương tính), có thể thấy hồng cầu trong nước tiểu
Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sốc nhiễm khuẩn, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận cấp… ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi, nguy cơ sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, trẻ đẻ ra nhẹ cân…
Theo vinmec
Chữa đi tiểu buốt cho bà bầu như thế nào khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
Tùy thuộc và tình trạng từng thai phụ mà các bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau. Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, thai phụ có thể điều trị ngoại trú tại nhà dưới sự theo dõi, hướng dẫn của thầy thuốc. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh không có hại cho thai nhi. Sau đợt điều trị, cần phải kiểm tra lại nước tiểu.
Đối với thể viêm thận – bể thận cấp, thai phụ cần được điều trị tích cực và chăm sóc trực tiếp tại bệnh viện. Ngoài ra, do ở thể này có thể gây nguy hiểm cho con như nguy cơ sảy thai hay sinh non cao. Vì vậy, các bác sĩ nhi đồng thời cũng sẽ theo dõi sức khoẻ của con song song với tình trạng của mẹ.
Do đó, cách trị tiểu buốt cho bà bầu tốt nhất là phòng ngừa nó. Bằng cách hãy luôn tuân thủ lịch khám thai định kỳ và làm xét nghiệm nước tiểu theo chỉ định bác sĩ. Từ đó sẽ có thể theo dõi và phát hiện sớm.
Khám phá thêm:
Những cách hiệu quả giúp mẹ bầu giảm đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối
Buốt cửa mình có phải sắp sinh? Mẹ bầu phải làm sao khi bị buốt cửa mình?
Chữa đi tiểu buốt cho bà bầu không do bệnh lý như thế nào?
Dân gian ta cũng có nhiều hướng dẫn để chữa đái dắt cho bà bầu trong trừơng hợp do ảnh hưởng của thai kỳ.
- Nước cam pha cùng với dừa non uống hàng ngày có thể là cách chữa tiểu rắt cho bà bầu, ngoài ra cũng giúp tăng sức đề kháng.
- Trà bạc hà giúp giảm bớt các triệu chứng ốm nghén, đồng thời khắc phục tình trạng mất ngủ, kích thích hô hấp, chữa trị các cơn cảm lạnh và thúc đẩy quá trình thải lọc của cơ thể.
- Uống trà gừng giúp làm ấm cơ thể mẹ trong những ngày lạnh mà nó còn đào thải những chất độc ra ngoài.
- Rửa sạch mồng tơi và đun lấy nước uống cũng là mẹo dân gian để chữa đi tiểu buốt cho bà bầu
Tuy nhiên, các mẹ bầu, đặc biệt ở 3 tháng đầu thai kỳ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ mẹo dân gian nào.
Những lưu ý cho mẹ bầu để hạn chế tình trạng tiểu buốt và các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu
- Uống đầy đủ và nhiều nước mỗi ngày để giúp nước tiểu không cô đặc
- Kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi, phát hiện sớm bệnh Chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày và đúng cách, không nên cố nhịn tiểu khi muốn tiểu
- Nên đi vệ sinh sau mỗi lần quan hệ tình dục là cách trị tiểu buốt cho bà bầu
- Thăm khám ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu viêm tiết niệu (đái buốt, đái dắt, đái nhiều lần)
Những vấn để trong thai kỳ sẽ xuất hiện rất nhiều. Hầu hết chúng chỉ là hiện tượng bình thường và phổ biến. Nhưng đôi khi lại là báo hiệu của một bệnh lý nào đó mà mẹ cần phát hiện và điều trị sớm. Tất cả vì con, hãy có một lối sống lành mạnh và tinh thần sảng khoái nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!