Chu vi vòng đầu là một trong các chỉ số quan trọng cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường. Tuy nhiên chỉ số như thế nào là bất thường và mẹ bầu cần làm gì trong trường hợp này?
Chỉ số chu vi vòng đầu qua các tuần thai mẹ cần biết
Chu vi vòng đầu là một trong số các chỉ số thai nhi thường được thể hiện trong kết quả siêu âm thai với ký hiệu viết tắt là HC, được viết tắt của từ Head circumference.
Tùy theo các tuần thai mà bác sĩ sẽ xem xét chỉ số chu vi vòng đầu cũng như các chỉ số khác của thai nhi để kiểm tra mức độ phát triển bình thường của bé. Cụ thể là:
- Từ tuần 1 đến tuần thai thứ 4, thai nhi chỉ là một phôi thai rất nhỏ. Các chỉ số thai nhi từ tuần 4-7 mẹ cần lưu ý là chiều dài đầu mông và đường kính túi thai.
- Tuần thai thứ 6, đường kính túi thai có thể trong khoảng 14-25mm.
- Từ tuần thai thứ 7, kết quả siêu âm sẽ cho thấy chiều dài đầu mông của bé.
- Tuần thứ 12 trở đi mới có thể xác định được chu vi vòng đầu của thai nhi, đường kính lưỡng đỉnh cũng nhu chiều dài xương đùi.
Mỗi thai nhi có những chỉ số đo được khác nhau, ví dụ có thai nhi vòng đầu to hơn, hoặc xương đùi ngắn hơn. Thường những sự khác nhau này ít nhiều mang đặc điểm di truyền từ bố mẹ.
Nếu sự khác nhau là không đáng kể, nằm trong giới hạn cho phép, thì những chỉ số này coi như không có bất thường.
Bảng chỉ số chu vi đầu thi nhi cùng các chỉ số dành cho mẹ bầu tham khảo
Chu vi vòng đầu thai nhi nhỏ, không đạt chuẩn có sao không?
Đây là nỗi lo lắng của không ít các mẹ mỗi khi đến ngày khám thai. Liệu em bé của mình có đang phát triển bình thường? Các chỉ số như chu vi đầu thai nhi nói lên điều gì, đặc biệt là khi những con số ấy lại nhỏ hơn chuẩn thông thường?
Theo các bác sĩ, nếu kết luận chu vi vòng đầu của em bé nhỏ thì đây là vấn đề khá lo ngại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất khó xác định, nhưng phổ biến nhất có thể kể đến là:
- Di truyền: gia đình đầu nhỏ
- Thai phát triển chậm
- Bất thường gene.
- Tình trạng bấtthường nhiễm sắc thể
- Nhiễm trùng bào thai
- Bất thường hệ thần kinh trung ương
- Não thất duy nhất (Holoprosencephaly)
- Bệnh nhẵn não (Lissencephaly)
- Chẻ não
- Bất thường thể chai (Agenesis of the corpus callosum)
- Tật đóng khớp sọ sớm
- Bất thường hệ nội tiết (suy tuyến giáp, suy tuyến yên, …)
Mẹ bầu nên làm gì nếu chu vi vòng đầu thai nhi nhỏ bất thường?
Trước tiên bạn cần tư vấn với bác sĩ khám thai của mình để có hướng thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra chính xác nguyên nhân cũng như cách điều trị cho thai nhi trong tình trạng này.
Thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện theo những bước sau:
Chụp MRI
MRI hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ (magnetic resonance imaging – MRI) là một phương tiện cung cấp những hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện các cấu trúc bất thường của các tạng và đưa ra cách thức điều trị phù hợp.
Đối với sản khoa, chụp MRI thai nhi sẽ cung cấp thêm thông tin về bé, bên cạnh công cụ siêu âm, nhất là trong những trường hợp thai kỳ nguy cơ .
Nếu em bé của bạn có nguy cơ chu vi vòng đầu nhỏ thì đây là một trong các cách để kiểm tra kỹ các cấu trúc não.
Chọc ối
Đây là một thủ thuật dùng mũi kim để lấy nước ối. Mẫu dịch này được kiểm tra xem có nhiễm trùng hay có vấn đề bất thường về nhiễm sắc thể không. Tuy nhiên, đây là sự lựa chọn cuối cùng, vì phương pháp xâm lấn này có thể dẫn đến nguy cơ sinh non.
Trong trường hợp kết quả xét nghiệm là bình thường, mẹ bầu nên dưỡng thai, tăng cường dinh dưỡng, theo dõi tiếp phát triển của thai.
Tuy nhiên, cần hiểu rõ nhiều trường hợp chọc ối nhiễm sắc thể bình thường nhưng vẫn có một số đột biến gene rất nhỏ mà hiện tại điều kiện của y học Việt Nam chưa làm được. Do đó mẹ bầu cần tiếp tục tham khảo hướng điều trị từ bác sĩ sản khoa.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!