Cho trẻ đi học sớm có tốt không đang là vấn được được nhiều bậc phụ huynh tranh luận và đưa ra quan điểm riêng của mình. Một phần vì lo con mình khi bước vào cấp 1 sẽ thua thiệt bạn bè về kiến thức và một phần lo lắng nếu ép con học nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thơ của trẻ. Hãy cùng nhau tìm hiểu cho trẻ đi học sớm có tốt không? Và thực trạng hiện nay của việc cho con đi học sớm nhé.
- Thực trạng cho trẻ đi học sớm hiện nay
- Nên cho trẻ đi học ở độ tuổi nào?
- Nguyên nhân nào khiến phụ huynh cho trẻ đi học sớm?
- Cho trẻ đi học sớm có tốt không?
- Làm thế nào để phát huy khả năng học tập của trẻ?
Thực trạng cho trẻ đi học sớm hiện nay
Hiện tại chương trình học của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 7 hằng năm. Khi đó các trường cấp tiểu học sẽ bắt đầu chiêu sinh dần. Trẻ từ 6 tuổi sẽ chính thức bước vào chương trình học lớp 1 vào tháng 9.
Tuy nhiên, bất kỳ cha mẹ nào có con chuẩn bị vào lớp 1 cũng đều lo lắng liệu con mình có thích nghi môi trường mới được hay không. Vì thế đa phần các phụ huynh sẽ cho con đi học thêm các lớp tăng cường trước đó vài tháng để bổ sung kiến thức. Song song đó, không ít phụ huynh cho rằng nếu cho trẻ đi học sớm sẽ mang lại một số tác động xấu, chẳng hạn như việc trẻ biết trước chương trình học sẽ dễ chán nản và chủ quan trong học tập.
Cho trẻ đi học sớm hiện nay đang trở thành một phong trào
Gợi ý 4 loại bàn chải điện cho bé vui đánh răng mỗi ngày
Trị đau răng cho trẻ tại nhà với 5 cách đơn giản mà hiệu quả
Nên cho trẻ đi học ở độ tuổi nào?
Vậy khi nào nên cho trẻ đi học? Tuỳ thuộc vào nhịp sống và hoàn cảnh của từng gia đình khác nhau mà độ tuổi đi học của trẻ em ở Việt Nam cũng sẽ khác nhau và không có sự thống nhất. Thông thường, nếu gia đình cả ba và mẹ đều đi làm và không thể nhờ ông bà chăm trẻ thì hiện nay ở Việt Nam có một số trường mầm non tư thục nhận chăm trẻ có độ tuổi giao động từ 2 tuổi trở lại. Thông thường, độ tuổi phù hợp cho trẻ bắt đầu đi học ở Việt Nam sẽ rơi vào khoảng từ 2 cho đến 3 tuổi là bé có thể đi học để tiếp thu thêm kiến thức.
Một số quốc gia trên thế giới như Mỹ hoặc Anh thì ngay sau khi trẻ chào đời được 2 tuần tuổi là đã có thể đi học. Vì áp lực cuộc sống và áp lực kinh tế ở những cường quốc này tương đối lớn dẫn đến việc hình thành tư duy cho con đi học sớm vì phụ huynh không thể làm gì khác ngoài việc cho con đi học để dành thời gian lo toan bài toán kinh tế.
Nguyên nhân nào khiến phụ huynh cho trẻ đi học sớm?
So với môi trường mẫu giáo thì khi lên cấp 1 trẻ sẽ phải đối diện với nhiều vấn đề khác nhau như kỷ luật và nề nếp của trường. Do đó, tâm lý của các bậc phụ huynh sẽ luôn lo lắng sợ con mình sẽ không theo kịp chúng bạn khi bước qua lớp mới. Chính vì vậy họ thường cho con đi học sớm để bé không bỡ ngỡ khi tiếp nhận.
Bên cạnh đó, phần lớn phụ huynh sẽ chịu ảnh hưởng bởi bạn bè cho con đi học sớm trước khi bước vào cấp 1. Vì thế họ mong muốn con mình không thua kém bạn bè nên sẽ ép con mình đi học thêm để cải thiện điểm số. Ngoài ra, một số trường hợp do ba mẹ quá bận bịu nên không chăm sóc được trẻ. Dẫn đến quyết định cho con đi học sớm để phần nào giảm áp lực trông coi trẻ từ gia đình.
Phụ huynh nên có cái nhìn đúng đắn hơn về việc học thêm
Làm sao để kỷ luật bé thích ném đồ chơi?
Bị sâu răng hàm, bé 4 tuổi có nhổ răng được không?
Cho trẻ đi học sớm có tốt không?
Mặc dù việc phụ huynh cho con đi học sớm sẽ phần nào cải thiện được nỗi lo đấy. Tuy nhiên, nếu ép trẻ học đi học sớm sẽ vô tình làm mất tuổi thơ tròn vẹn của trẻ. Bởi việc trẻ thay đổi từ mẫu giáo lên lớp học sẽ thay đổi gần như mọi mặt từ vui chơi sang nề nếp, từ hình ảnh sang con số. Điều này sẽ làm thay đổi tư duy và nhận thức của trẻ cũng như về mặt nhận thức của trẻ. Vì vậy vấn đề học thêm sớm đối với các bé sẽ mang nhiều ác cảm hơn so với thiện cảm.
Không những thế, ảnh hưởng của việc cho trẻ đi học sớm giống như cố gắng nhồi nhét kiến thức và bắt trẻ học theo một cách khô khan. Vì vậy, các chuyên gia trong ngành giáo dục khuyến cáo việc học thêm chỉ phù hợp đối với những trẻ quá thiếu tập trung hoặc mất căn bản nhiều môn học.
Làm thế nào để phát huy khả năng học tập của trẻ?
Phụ huynh nên chú ý về những mong muốn cũng như khả năng của trẻ khi còn nhỏ. Từ đó hướng trẻ theo cách học tập theo khả năng để giúp trẻ phát huy hết tài năng vốn có. Nếu trẻ được học tập cũng như rèn luyện trong môi trường phù hợp thì trẻ sẽ tiếp thu bài vở tốt hơn. Điều quan trọng nhất là sẽ giúp bé không cảm thấy bị ràng buộc trước khi đi học chính thức và hứng thú với việc học tập.
Phụ huynh nên hướng trẻ theo đúng khả năng của trẻ
Chính vì thế trước khi quyết định cho trẻ học thêm hoặc rèn luyện ngoại khóa, ba mẹ nên quan sát trẻ có tinh thần ham học hỏi về vấn đề nào. Từ đó sẽ có hướng đi tốt hơn cho trẻ thay vì việc học thêm những môn trẻ không thích hoặc không có năng khiếu. Tránh gây ra tình trạng chán nản và không muốn tìm tòi học hỏi thêm ở trẻ.
Tổng kết
Việc phụ huynh cho trẻ đi học sớm có tốt không còn tuỳ thuộc vào khả năng học tập và nhu cầu của gia đình. Tuy nhiên ba mẹ cần phải chú ý ở con mình nhiều hơn thay vì chạy đua với thành tích. Việc này sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái hơn và phát triển tốt hơn trong tương lai. Thông qua bài viết, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ hiểu hơn về việc học thêm để có cái nhìn đúng đắn và sự lựa chọn tốt hơn cho trẻ nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!