Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng phải làm sao? Cách chăm sóc chỗ tiêm phòng ngừa bị sưng mẹ có thể áp dụng: chườm mát vào vết tiêm, chườm nóng, hạn chế đụng chạm vào vết tiêm, không đắp hay bôi gì vào vết thương…
Nội dung bài viết:
- Vì sao bé cần phải tiêm phòng vắc xin?
- Tại sao cần khám sàng lọc trước khi tiêm chủng
- Một số phản ứng thường gặp khác khi bé tiêm chủng
- Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng phải chăm sóc như thế nào?
- Những lưu ý sau khi tiêm phòng
- Tình trạng như thế nào thì ba mẹ cần đưa bé đi bác sĩ?
Vì sao bé cần phải tiêm phòng vắc xin?
Vắc xin là thành tựu vĩ đại của y học nhân loại giúp cơ thể con người chủ động phòng ngừa nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cũng như làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân. Khi vắc xin được tiêm vào cơ thể, chúng sẽ kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.
Đặc biệt, trẻ em lại là đối tượng càng nên được tiêm phòng vắc xin vì hệ thống miễn dịch của con vẫn chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng kém nên các bé rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công khiến cơ thể nhiễm bệnh.
Xem thêm
Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi cha mẹ cần nắm vững
Tại sao cần khám sàng lọc trước khi tiêm chủng
- Việc khám sàng lọc trước khi tiêm là điều quan trọng nhằm phát hiện điểm bất thường, đảm bảo người tiêm chủng đủ điều kiện sức khỏe để tiến hành tiêm chủng,
- Đảm bảo bạn hay con bạn đang tiêm phòng đúng lịch chích ngừa.
- Phát hiện các tiền sử về dị ứng, các bất thường sau tiêm từ các lần tiêm phòng trước.
- Khám sàng lọc nhằm phát hiện các tiền sử về dị ứng, các bất thường sau tiêm từ các lần tiêm phòng trước.
Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng được căn cứ trên những thông tin người nhà hay người được tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ. Do vậy người đi tiêm chủng cần khai báo trung thực mọi câu hỏi bác sĩ đưa ra.
Một số phản ứng thường gặp khác khi bé tiêm chủng
Sau khi tiêm các loại vắc xin khi được đưa vào cơ thể bé, vắc xin sẽ bắt đầu tác dụng và gây ra một số phản ứng ngoài mong muốn như:
Sốt
Đây là phản ứng phổ biến nhất mà trẻ thường gặp phải sau khi tiêm phòng. Sốt chỉ là cách mà cơ thể trẻ phản ứng với thuốc và hiện tượng này sẽ tự khỏi sau khoảng 1-2 ngày tiêm phòng, vì vậy ba mẹ không cần quá lo lắng.
Chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng
Một số bé có cơ địa nhạy cảm sẽ gặp hiện tượng chỗ tiêm ngừa của trẻ bị sưng cứng. Hiện tượng này có thể sẽ kéo dài khoảng vài ngày nhưng sẽ tự khỏi ngay sau đó nên ba mẹ không cần phải đưa bé đi bác sĩ.
Dị ứng
Ngoài hiện tượng trẻ tiêm phòng bị sưng cứng chỗ tiêm, bé còn có thể dị ứng, nổi các vết ban mề đay hoặc ngứa khắp toàn thân. Tình trạng này cũng sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì ba mẹ có thể cho con dùng thuốc chống dị ứng.
Một số phản ứng nguy hiểm khác
Ngoài các trường hợp trên, trẻ có thể sẽ gặp phải một số phản ứng nguy hiểm như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não,…Đây là những phản ứng nặng và hiếm gặp, có thể đe dọa tính mạng trẻ nên ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay để được chữa trị kịp thời nhé.
Phải làm sao khi chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng?
Chườm mát vào vết tiêm
Để vết sưng được dịu xuống, ba mẹ có thể dùng khăn ngâm nước đá chườm mát chỗ tiêm của con để vết chai cứng được tan nhanh. Tuy nhiên nhớ dùng khăn và nước sạch ba mẹ nhé.
Chườm nóng
Sau 24 giờ kể từ khi tiêm, ba mẹ có thể chườm ấm chỗ tiêm của con để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.
Tuyệt đối không đắp hay bôi gì vào vết thương
Nhiều nguồn tin trên mạng chia sẻ phương pháp dân gian làm giảm vết sưng cho chỗ tiêm ngừa của bé bằng cách đắp chanh hay khoai tây lên vết tiêm. Tuy nhiên, cách làm này vô cùng nguy hiểm vì có thể khiến vết tiêm bị kích thích sưng tấy lên hơn và tệ hơn còn bị nhiễm khuẩn.
Hạn chế đụng chạm vào vết tiêm
Sau khi tiêm, ba mẹ nhớ cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, nên bế trẻ ở tư thế hạn chế chạm vào vết tiêm, đồng thời không được xoa dầu hay sờ nắn gì vào vết thương của bé nhé.
Dùng thuốc hạ sốt
Cần làm gì khi trẻ tiêm phòng bị sốt. Nếu trẻ bị sốt trên 38.5 độ C, ba mẹ có thể tham khảo bác sĩ hoặc dược sĩ và cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol, Ibuprofen với liều lượng phù hợp. Nhớ cho trẻ uống nhiều nước hơn nữa để hạ sốt ba mẹ nhé.
Bài viết liên quan
Tất tần tật những gì mẹ cần biết về Vacxin 5 trong 1 cho trẻ
Những lưu ý sau khi tiêm phòng
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà, Trung tâm Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City khuyến cáo ba mẹ khi cho trẻ đi tiêm phòng cần lưu ý những điểm sau:
- Lưu lại ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm để theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ: Tại đây, trẻ sẽ được kiểm tra thân nhiệt và các dấu hiệu phản ứng sau khi tiêm, đồng thời trước khi cho trẻ về bé sẽ được kiểm tra thêm 1 lần nữa để đảm bảo an toàn
- Khi về nhà, ba mẹ cần tiếp tục theo dõi bé thêm ít nhất 24 giờ, chú ý các khía cạnh tinh thần, ăn, ngủ, thở, các dấu hiệu trên da, chỗ vết tiêm… Nếu thấy có bất thường thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám ngay.
- Cho trẻ ăn uống đúng bữa, bổ sung thêm nước cho bé, thường xuyên kiểm tra trẻ, nhất là vào ban đêm.
Tình trạng như thế nào thì ba mẹ cần đưa bé đi bác sĩ?
- Vết tiêm sưng ngày càng to, đỏ, đau và tồn tại hơn 1 tuần không giảm
- Trẻ sốt cao, quấy khóc kéo dài, mệt nhiều
- Da tím tái
- Co giật, hôn mê
- Nôn trớ, bú kém, bỏ bú
- Phát ban
- Khó thở, thở nhanh, tím môi, chi lạnh
Ngoài ra, để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn, ba mẹ nên đầu tư cho bé tiêm phòng ở những cơ sở y tế uy tín để bảo vệ sức khỏe của con nhé. Ngoài ra không nên tiêm 2 loại vắc xin sống trong thời gian gần nhau và việc tiêm chủng cho bé ba mẹ nên tuyệt đối tuân theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa nhé.
Vừa rồi là những cách giúp ba mẹ chăm sóc khi chỗ tiêm ngừa của bé bị sưng cứng. Đây chỉ là phản ứng bình thường khi trẻ tiêm xong nên ba mẹ không cần phải quá lo lắng nhé. Chỉ cần chú ý chăm sóc vết tiêm của bé thật kỹ lưỡng để tránh nhiễm trùng và cho trẻ ăn uống, sinh hoạt như bình thường là được.
Nguồn tham khảo: Hướng dẫn theo dõi phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ em – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!