Chế độ ăn của trẻ sơ sinh phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong năm đầu tiên để bảo vệ bé chống lại bệnh tật. Chất dinh dưỡng là calo, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp bé khỏe mạnh khi dần lớn lên.
Chế độ ăn của trẻ sơ sinh từ khi chào đời đến 4 tháng tuổi
Vào thời điểm này, thức ăn duy nhất của trẻ chỉ là sữa mẹ hoặc sữa công thức hoặc cả hai. Vì lúc này hệ tiêu hoá của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên chưa tiêu được thức ăn cứng.
Thông thường, từ 1-7 tuần tuổi bé sẽ chế độ ăn của trẻ sơ sinh sẽ cách nhau từ 2-3 giờ. Và torng ngày bé sẽ bú sữa mẹ từ 8-12 lần. Khi từ 2-4 tháng tuổi thì mỗi cữ sữa sẽ cách nhau từ 2,5-3,5 tiếng và mỗi ngày bú từ 7-9 lần.
Những biểu hiện chứng tỏ bé bú đủ sữa
- Bé đi ị vài lần và mẹ thay vài chiếc bỉm của bé mỗi ngày với phân có màu vàng mù tạt thì có khả năng bé đã bú đủ.
- Đi tiểu thường xuyên và nước tiểu của bé nhạt, không có mùi. Nếu nước tiểu của bé có màu sẫm thì nhiều khả năng bé vẫn còn đói.
- Khi đã bú no, bé sẽ năng động, khỏe mạnh, vui vẻ hay sẵn sàng đi ngủ. Nếu trẻ quấy khóc thì khả năng muốn bú thêm.
- Tăng cân đều đặn.
Chế độ ăn của trẻ sơ sinh từ 4-6 tháng tuổi
Vào giai đoạn này, bé có thể bắt đầu được cho ăn dặm, nhưng bú sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính. Không có một cộc mốc chính xác cho từng trẻ, vì vậy để biết bé có sẵn sàng chưa, mẹ hãy dựa vào những dấu hiệu sau:
- Bé có thể ngồi vững và giữ đầu thẳng mà không cần giúp đỡ.
- Bắt đầu gặm đồ chơi.
- Kỹ năng cầm nắm của bé phát triển
- Lưỡi trẻ không còn tự động phản xạ đẩy vật lạ ra ngoài.
- Cân nặngtăng gấp đôi so với lúc mới sanh.
Ngoài sữa mẹ, hay sữa công thức hay cả hai là nguồn ăn chính, thì mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm những thực phẩm sau:
- Rau củ xay nhuyễn (khoai lang, bí đao)
- Trái cây xay nhuyễn (táo, chuối, đào)
- Thịt xay nhuyễn (thịt gà, thịt lợn, thịt bò)
- Ngũ cốc để tăng cường chất sắt
- Một lượng nhỏ sữa chua không đường (không uống sữa bò cho đến khi 1 tuổi)
Có rất nhiều chế độ ăn dặm trong chế độ ăn của trẻ sơ sinh mà mẹ có thể áp dụng như ăn dặm truyền thống; ăn dặm kiểu nhật; ăn dặm BLW. Điều quan trọng là mẹ dành thời gian tìm hiểu và xem xét phương pháp nào tiện lợi cho mẹ và phù hợp cho trẻ.
Chế độ ăn của trẻ sơ sinh từ 6-8 tháng tuổi
Nếu trẻ ở giai đoạn trên chưa bắt đầu ăn dặm thì đây là thời điểm khá tốt để bắt đầu. Biểu hiện bé đã sẵn sàng cũng giống như giai đoạn trên.
Tương tự như 4-6 tháng tuổi, giai đoạn này sữa mẹ và/hoặc sữa công thức vẫn là chính. Và mẹ có thể giới thiệu những thức ăn mới sau cho bé:
- Trái cây xay nhuyễn hoặc ép (chuối, lê, táo, đào, bơ)
- Rau củ xay nhuyễn hoặc ép (cà rốt nấu chín, bí, khoai lang)
- Thịt xay nhuyễn (thịt gà, thịt lợn, thịt bò)
- Đậu hũ xay nhuyễn
- Một lượng nhỏ sữa chua không đường (không uống sữa bò cho đến 1 tuổi)
- Các loại đậu được xay nhuyễn (đậu đen, đậu xanh, đậu lăng,…)
- Ngũ cốc tăng cường chất sắt (yến mạch, lúa mạch)
Chế độ ăn của trẻ từ 8-10 tháng tuổi
Giai đoạn này, bé có thể bắt đầu tự tay bốc thức ăn, mẹ có thể để ý những dấu hiệu sau:
- Muốn tự chọn đồ vật bằng ngón tay cái và ngón trỏ
- Có thể tự chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia
- Đưa mọi thứ trên tay vào miệng
- Di chuyển hàm khi nhai
Một lần nữa, giai đoạn này sựa mẹ và/hoặc sữa công thức vẫn đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, những thức ăn mới sau mẹ có thể giới thiệu cho bé yêu:
- Một lượng nhỏ phô mai tiệt trùng mềm, phô mai và sữa chua không đường
- Rau nghiền (cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang)
- Trái cây nghiền (chuối, đào, lê, bơ)
- Thực phẩm ăn bốc (ngũ cốc hình chữ O, một ít trứng chiên, miếng khoai tây nấu chín, mì ống xoắn ốc nấu chín, bánh quy mọc răng, miếng bánh mì tròn nhỏ)
- Protein (những miếng thịt nhỏ, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ và đậu nấu chín, như đậu lăng, đậu Hà Lan, pintos hoặc đậu đen)
- Ngũ cốc tăng cường chất sắt (lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp)
Trẻ sơ sinh từ 8-10 tháng tuổi
Lúc này, hệ tiêu hoá của bé đã phát triển hơn, bé có thể ăn thêm những loại thức ăn mới. Dưới đây là vài dấu hiệu bé đã sẵn sàng cho những thức ăn khác cứng hơn:
- Nuốt thức ăn dễ dàng hơn
- Bắt đầu có nhiều răng
- Không còn đẩy thức ăn ra khỏi miệng bằng lưỡi
- Tập sử dụng muỗng
Thức ăn rắn mẹ có thể chuẩn bị cho bé trong giai đoạn này:
- Phô mai tiệt trùng mềm, sữa chua, phô mai (không uống sữa bò cho đến 1 tuổi)
- Trái cây nghiền hoặc cắt thành khối hoặc dải
- Rau củ có kích cỡ dễ cắn hay nấu chín mềm (đậu Hà Lan, cà rốt)
- Các món ăn hoàn chỉnh như mì ống và phô mai và thịt bằm
- Protein (những miếng thịt nhỏ, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ và đậu nấu chín)
- Thực phẩm ăn bốc (ngũ cốc hình chữ O, một ít trứng chiên, miếng khoai tây nấu chín, mì ống xoắn ốc nấu chín, bánh quy mọc răng, miếng bánh mì tròn nhỏ)
- Ngũ cốc tăng cường chất sắt (lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp)
Chế độ ăn của trẻ sơ sinh rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và trí não của con. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bé ăn uống tốt nhất.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!