Bạn tò mò về tình trạng dư thừa sữa mẹ, hay chính bạn đang gặp phải vấn đề này? Dù là gì thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức liên quan đầy đủ hơn.
Dư thừa sữa mẹ: Những điều bạn cần biết
Trong khi bạn có thể đã nghe nhiều bà mẹ lần đầu cho con bú than phiền về việc không có hoặc có ít sữa mẹ, nhưng việc lo lắng vì dư thừa sữa cũng có thể xảy ra tương tự. Tình trạng này thường được miêu tả mẹ “có quá nhiều sữa”, “dòng sữa chảy quá nhanh và mạnh”.
Một mặt điều này có thể mang lại lợi ích cho em bé vì bé có thể tăng cân dễ dàng và vẫn được nuôi dưỡng tốt. Mặt khác, một số trẻ sơ sinh có thể gặp khó khăn với dòng sữa và lượng sữa. Bé có thể trở nên kiêng dè hơn, khóc, và bỏ dở khi bú do lượng sữa chảy ra quá nhiều.
Trong một số trường hợp, thậm chí trẻ có thể nôn sữa ra hoặc bị trào sữa, hay tình trạng dung nạp đường lactose (loại đường có trong sữa) quá mức hoặc đau bụng
Đối với các bà mẹ, dư thừa sữa có thể dẫn đến tình trạng ứ nước, ống dẫn bị tắc và thậm chí cả viêm bầu vú. Điều này cũng có thể khiến bạn đau đớn vì bầu vú luôn trong tình trạng nặng nề. Đây là những dấu hiệu ban đầu chỉ ra rằng bạn có thể có quá nhiều sữa.
Nhưng tất cả điều này không nên ảnh hướng đến quá trình cho con bú và nuôi dưỡng bé của bạn. Thay vào đó, bạn nên cố gắng hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa sữa mẹ, nhận biết các dấu hiệu và tìm hiểu những phương pháp cách để điều hòa lượng sữa và tiếp tục cho trẻ bú mẹ.
Nguyên nhân gây dư thừa sữa mẹ
Bạn không nên quá lo lắng về tình trạng dư thừa sữa trừ khi nó trở nên trầm trọng và ảnh hướng đến việc cho con bú. Hầu hết vấn đề quyết định ở những thức ăn bạn ăn và nhu cầu của bé có được đồng bộ hay không. Nếu như dinh dưỡng đồng bộ đã được đáp ứng mà bạn vẫn bị dư thừa sữa thì hãy tìm hiểu các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này:
Mất cân bằng lượng sữa khi cho con bú lúc đầu và lúc kết thúc
Một trong những lý do lớn nhất khiến bạn có sữa dư thừa là vì có sự mất cân bằng giữa lượng foremilk (sữa có màu nhạt, loãng, ngọt, chứa nhiều lactose ban đầu) và hindmilk (sữa xuất hiện ở cuối dòng chảy dẫn sữa, có hàm lượng chất béo cao, giàu calo, đặc hơn). Giả sử rằng một người mẹ ‘bình quân’ sản xuất một 1.2 ounce (tương đương 15ml foremilk và 2 ounce (tương đương 60ml) hindmilk.
Vì vậy, đứa trẻ trung bình sẽ nhận được 5 ounces (tương đương 150ml sữa nếu bú từ cả hai bên vú).Nhưng một bà mẹ có hiện tượng dư thừa sữa có thể tạo ra 1 ounce (30ml) foremilk và 3 ounce (90ml) hindmilk.
Vì vậy, trong trường hợp này, em bé sẽ nhận được 4 ounces từ một vú. Vào thời điểm bạn chuyển bé sang vú còn lại, bé đã no và chỉ hấp thụ một lượng nhỏ sữa ban đầu (foremilk). Điều này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ thể vì foremilk có hàm lượng lactose cao và lỏng hơn, dễ được tiêu hóa hơn. Và bởi vì bé chỉ hấp thụ một lượng nhỏ hindmilk, bé sẽ nhanh cảm thấy rỗng bụng và đói thường xuyên hơn.
Qúa nhiều Alveoli
Trong khi hầu hết các bà mẹ “trung bình” có từ 100.000 đến 300.000 alveoli, một bà mẹ dư thừa sữa sẽ có nhiều hơn con số trung bình. Alveoli là tuyến sản sinh sữa ở ngực và do đó, số lượng alveoli quá nhiều dẫn đến lượng sữa sản sinh cao hơn.
Cho con bú không đúng cách
Việc bé không ngậm núm vú chặt sẽ dẫn đến việc bú không đúng cách. Bé cũng gặp khó khăn với việc điều hòa dòng chảy nhanh của sữa. Từ đó, bé có thể đòi bú nhiều hơn, và kích thích bầu vú của mẹ tiết ra nhiều sữa hơn.
Chính bạn là nguyên nhân
Đôi khi chính mẹ là vô tình khiến tình trạng dư thừa sữa diễn ra. Ví dụ như mẹ bóp bầu vú quá mạnh, hoặc sử dụng một số loại thảo mộc, thực phẩm kích thích tiết sữa như cà ri, măng tây, cỏ linh lăng, vừng, yến mạch, đậu xanh.
Hoóc môn và các loại thuốc
Bạn cũng thể tiết ra nhiều sữa hơn nếu bị mất cân bằng hoóc môn hoặc khối u tuyến yên hoặc bạn có thể dùng một số thuốc thúc đẩy cơ thể sản sinh ra nhiều sữa hơn mức cần thiết cho bé.
Trong khi hầu hết các bà mẹ “trung bình” có từ 100.000 đến 300.000 alveoli, một bà mẹ dư thừa sữa sẽ có nhiều hơn
Đâu là những dấu hiệu của việc dư thừa sữa?
Nếu bạn dư thừa sữa, dù đã cho bé bú và chuyển động miệng của bé đúng cách thì bé vẫn sẽ thể hiện những dấu hiệu như không thể hấp thụ hoàn toàn.
- Bé có thể bị nghẹt mũi, ho và thậm chí buông vú khi đang bú
- Có vẻ bối rối, bồn chồn và khó chịu
- Thường bú trong thời gian ngắn và hay dừng giữa chừng
- Bé cũng có thể cắn các núm vú của bạn hoặc bám vào chúng bởi vì đó là cách duy nhất để bé có thể làm dòng chảy của sữa chậm lại
- Có thể nôn sữa hoặc bị đau bụng hoặc đầy hơi
- Phân của bé có thể loãng hơn và hậu môn có thể chuyển sang hơi đỏ và thậm chí có thể đau rát
- Bạn có thể bị đau ngực, nôn mửa, núm vú nứt, ống dẫn bị tắc và thậm chí viêm vú
Dư thừa sữa mẹ có ảnh hưởng đến bé?
Tin tốt là dư thừa sữa có nghĩa là cơ thể bạn có thể đáp ứng được nhu cầu thức ăn đang tăng lên của bé và có đủ sữa để nuôi dưỡng con.
Các tin xấu là nếu một đứa trẻ không thể xử lý được dòng chảy sữa quá mức, bé có thể trở nên khó chịu, kén ăn hoặc đầy hơi. Điều này cũng có thể cản trở sự phát triển và tăng trưởng của bé bởi vì bé không thể tiêu hao đủ lượng hindmilk và lượng foremilk thì thường gặp tình trạng trào sữa.
Điều tốt nhất để làm trong tình huống này là kiểm soát lượng sữa dư thừa một cách thông minh.
Làm sao để kiểm soát lượng sữa dư thừa?
Bạn có thể kiểm soát lượng sữa dư thừa bằng cách cố gắng thay đổi vị trí khi cho con bú, chỉ cho bé bú một bên hoặc hạn chế bơm sữa:
Cho bé bú một lần một bên
Cho bé bú một lần một bên vú. Tốt nhất là bé nên bú trong ít nhất 15-20 phút. Nếu bé dừng giữa chừng, hãy để bé bú lại cùng một vú. Thực hiện việc này cho đến khi đủ 15-20 phút. Không cho bé bú ở vú thứ hai sau thời gian này, trừ khi bé thực sự cần. Hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh sẽ vẫn đòi bú vú thứ hai ngay cả khi chúng không đói. Đó là bởi vì bé thích bú và không nhất thiết vì bé đói. Nếu vú khác của bạn bị ngứa, hãy cố gắng bơm sữa, nhưng đừng bơm quá nhiều một lần.
Thay đổi vị trí cho bé bú
Đôi khi nằm ở vị trí cho phép trọng lực làm chậm sữa của bạn cũng có thể hữu ích. Ví dụ, cố gắng nằm trên giường và bé phải đối mặt với núm vú. Bạn cũng có thể nghiêng nhẹ và đặt bé lên ngực. Hoặc bạn có thể thử giữ đầu của em bé lên trên phần còn lại của cơ thể. Điều này cũng cho phép bé kiểm soát dòng chảy sữa tốt hơn. Chuẩn bị khăn đề phòng việc sữa trào ra.
Để bé thư giãn
Trước khi cho bé bú, hãy thử cho lượng sữa tiết ra đầu tiên vào một cái chai. Hoặc bạn có thể lau đi rồi đặt bé lên vú. Nếu bạn nhận thấy bé bú sữa mẹ, hãy chỉ bơm sữa một lát và để bé nghỉ. Tất cả các kỹ thuật này sẽ đảm bảo rằng bé đang tập làm quen với dòng chảy sữa bình thường. Sau đó để bé ợ hơi sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
Ngừng bơm sữa quá nhiều
Đừng bơm của bạn trừ khi bạn không có sự lựa chọn naod khác. Bởi vì nếu bạn bơm và bóp bầu vú của bạn, bạn sẽ cho cơ thể của bạn tín hiệu để sản xuất nhiều sữa hơn. Mặc dù điều này sẽ mang lại cho bạn sự giảm nhẹ tạm thời nhưng sẽ không có lợi trong thời gian dài. Vì vậy, hãy bơm lượng sữa vừa đủ.
Tận dụng hiệu quả lượng sữa dư
Bạn luôn có thể quyên góp lượng sữa dư thừa của mình. Hiện tại, có rất nhiều ngân hàng sữa, và được dùng để phục vụ cho những người đang rất cần sữa. Vì vậy, trong khi kiểm soát lượng sữa dư thừa, bạn cũng có thể giúp đỡ người khác. Ngoài ra, bạn có thể làm kem bằng sữa mẹ hoặc sử dụng sữa dư thừa trong ngũ cốc.
Nếu như không có phương pháp nào hiệu quả, hãy tìm đến một người tư vấn chuyên môn. Thông thường tình trang sư thừa sữa sẽ được giải quyết khi bé lớn hơn và có khả năng kiểm soát lượng sữa dư. Đến lúc đó cơ thể của bạn cũng sẽ điều chỉnh để phù hợp với liều lượng con cần, và việc cho nhận sữa sẽ trở nên đồng bộ hơn.
Hãy nhớ rằng, cũng giống như các vấn đề khác xảy ra trong quá trình cho con bú, tình trạng này rồi cũng sẽ qua.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!