Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ để biết thời điểm xác định mang thai. Cùng nhau tìm hiểu về hiện tượng này và các dấu hiệu mang thai khác nhé.
Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung?
Trước khi tìm hiểu câu trả lời của thắc mắc “Chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung?”, chúng ta nên hiểu về quá trình thụ thai để có thể phân tích vấn đề này.
Làm sao để quá trình thụ thai diễn ra?
Tinh trùng là những tế bào siêu nhỏ được tạo ra trong tinh hoàn. Tinh trùng cùng với các chất lỏng khác để tạo ra tinh dịch. Và chúng đi ra khỏi dương vật trong quá trình xuất tinh.
Hàng triệu và hàng triệu tinh trùng sẽ được giải phóng mỗi lần người nam xuất tinh. Nhưng chỉ cần 1 tinh trùng gặp trứng là đủ để sự thụ thai xảy ra.
Trứng sống trong buồng trứng và các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt sẽ khiến một vài quả trứng rụng mỗi tháng. Khi trứng “chín muồi”, chúng sẽ rụng và rời khỏi buồng trứng và đi qua ống dẫn trứng tiến về phía tử cung với thời gian tồn tại từ 12-24 giờ.
Sau khi trứng thụ tinh, chúng sẽ phát triển bằng cách nhân đôi tế bào. Ban đầu 2 tế bào (tế bào mẹ + tế bào bố) thành 4 tế bào rồi thành 8 tế bào, ta gọi là phôi dâu và tiếp tục nhân đôi theo cấp số nhân.
Quá trình phân chia tế bào theo cơ chế gián phân, song song với việc phát triển của phôi dâu. Ban đầu ở vòi trứng, phôi dâu sẽ di chuyển vào buồng tử cung của mẹ, sự di chuyển này sẽ được hỗ trợ bởi các tế bào biểu mô có lông chuyển của vòi trứng, chúng được ví như bánh xe đẩy phôi dâu đi vào buồng tử cung với quãng đường dài khoảng 12 – 14 cm trong thời gian khoảng 5-7 ngày.
Vậy chậm kinh bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung?
Khi trứng được thụ tinh cấy vào tử cung, nó sẽ tiết ra các hormone thai kỳ ngăn không cho niêm mạc tử cung bị bong ra. Đó là lý do tại sao phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt trong thai kỳ.
Và như phân tích về quá trình thụ tinh ở trên, thì sẽ mất tầm 7 ngày để thai vào tử cung. Tuy nhiên, cũng tuỳ vào cơ địa thể trạng của từng người mà thời gian này có thề lên đến 10 ngày.
Nếu chậm kinh còn kèm theo những triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, căng tức ngực,…thì nên dùng que thử thai hoặc đi thăm khám tại bệnh viện để xác định chính xác có mang thai hay không.
Dấu hiệu khác ngoài chậm kinh cho hay thai vào tử cung
Ngoài việc chậm kinh thì nhiều mẹ nhạy cảm sẽ có thể trải qua những dấu hiệu sau.
Máu báo thai
Sau khi trứng được thụ tinh và tạo thành phôi thai, phôi thai sẽ bám tại thành tử cung và bắt đầu thực hiện việc làm tổ ở tử cung. Trong quá trình làm tổ, niêm mạc tử cung bị phôi thai gây tổn thương, bị bong ra và gây chảy máu. Hiện tượng này được gọi là máu báo thai.
Máu báo thai có màu hồng nhạt hay nâu đỏ. Thường máu ra một lượng khá ít và nhỏ giọt nên gần như không có mùi hôi hay tanh. Hiện tượng này thường kéo dài từ vài giờ cho đến 1-2 ngày.
Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ
Thay đổi nội tiết có thể tác động khiến thân nhiệt chị em tăng nhẹ. Và thân nhiệt tăng sẽ duy trì trong suốt 09 tháng 10 ngày mang thai. Lúc này chị em nên uống nhiều nước để “giải nhiệt”.
Mệt mỏi
Cơ thể rất dễ mệt mỏi trong thời gian mang thai. Đặc biệt triệu chứng đầu này của thai kỳ rất phổ biến. Nguyên dân là do lượng nội tiết tố progesterone của bạn tăng vọt, khiến cho bạn mệt. Hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để mẹ và bé luôn được khoẻ mạnh.
Ngực đau nhói, cảm giác châm chích và tăng về kích cỡ
Sau khi thai vào tử cung và làm tổ tại buồng trứng, nội tiết tố thay đổi nhanh làm ngực của mẹ bầu sẽ to lên, mềm, hay có thể đau hoặc ngứa.
Thay đổi về núm vú sẽ xảy ra ở tầm tuần thứ 11. Hormone sẽ khiến ngực bạn tiếp tục phát triển. Quầng vú – khu vực xung quanh núm vú – có xu hướng trở nên sẫm màu và to hơn bình thường.
Tâm trạng thay đổi liên tục
Nồng độ estrogen và progesterone của thai phụ sẽ tăng cao trong thai kỳ. Sự gia tăng này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khiến cảm xúc thay đổi khá nhanh. Chúng ta hay gọi vui là tâm trạng “sáng nắng chiều mưa”. Không nên xem thường hiện tượng mang thai sớm này, vì nó cũng có thể dẫn đến trầm cảm thai kỳ.
Để chắc chắn việc đã có một sinh linh bé bỏng đến với mẹ, cách tốt nhất là đi khám tại bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Ngoài ra, nhận được sự tư vấn kịp thời để chăm só thai kỳ và phát hiện những biến chứng (nếu có) cũng thật sự rất cần thiết.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!