Cẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 34 thai kỳ

Em bé của bạn bây giờ có kích cỡ của một quả dưa. Bé đang phát triển một lớp chất béo mà sẽ giữ cho anh ấm. Đối với bạn, mẹ bầu, hãy tìm hiểu những gì bạn có thể làm để tránh cảm giác khát vào buổi tối. Điều này sẽ làm cho tam cá nguyệt cuối cùng của bạn thoải mái hơn một chút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi mẹ bầu 34 tuần, cơ thể thai nhi đang được bảo bọc bởi một lớp chất béo có tác dụng giữ ấm. Số lần đạp của bé cũng giảm dần vì bụng mẹ đã quá chật chội!

Quá trình bé phát triển ở tuần thứ 34 thai kỳ

Thai nhi 34 tuần tuổi bây giờ to bằng một quả dưa với chiều dài 45cm và cân nặng 2.1kg

Chỉ số thai 34 tuần

Ở tuần thai này, đa số các bé sẽ có tư thế với phần đầu hơi cúi xuống. Các cơ quan gần như trưởng thành hoàn toàn, ngoại trừ phổi và da có màu hồng, thay vì màu đỏ.

  • Em bé của bạn đang phát triển thêm lớp chất béo để giữ cho bé ấm
  • Hệ thống thần kinh trung ương của bé đang phát triển với một tốc độ nhanh hơn
  • Móng tay và móng chân của bé đã phát triển
  • Nhiều bé ở tuần thai thứ 34 này đã có rất nhiều tóc
  • Đa phần các bé đến giai đoạn này không còn di chuyển nhiều, do kích thước của bé đã khá to so với không gian có hạn trong bụng mẹ.

Xem thêm: Thai nhi 34 tuần đạp nhiều: Khi nào mẹ nên lo lắng?

Những thay đổi ở mẹ ở tuần thứ 34 thai kỳ

Bà bầu 34 tuần phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, hơn bao giờ hết vì những căng thẳng mà bạn đang trải qua.
  • Bạn sẽ thấy lượng khí hư ở âm đạo tăng lên - đó là do các hoóc môn.
  • Huyết áp thấp có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt.
  • Bạn thậm chí có thể thấy mờ mắt. Tất nhiên, chỉ trong chốc lát.
  • Bạn sẽ đi vệ sinh ngày càng nhiều
  • Khi bụng bạn lớn lên, phổi của bạn sẽ không thể mở rộng đầy đủ và do đó bạn có thể cảm thấy hơi thở bạn rất nhanh.
  • Chuột rút ở chân thường xảy ra ở giai đoạn này, khi trọng lượng, sự sưng phù, và mệt mỏi của thai phụ đang ở đỉnh điểm.
  • Đầy hơi chướng bụng là tình trạng hay gặp do mẹ cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, lúc này hành vi 'nuốt không khí' xảy ra.
  • Táo bón vẫn còn hành hạ mẹ bầu vì tác dụng của hormone và cả do thai nhi chèn ép hệ tiêu hóa.

Huyết áp thấp làm bà bầu 34 tuần thường xuyên chóng mặt

Ngoài ra, khi bầu 34 tuần đôi lúc mắt mẹ có thể nhìn mờ do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra mẹ còn có thể bị giảm sản xuất nước mắt, khiến cho mắt bị khô và khó chịu.

Các vấn đề về thị lực thường sẽ hết sau khi sinh. Tuy nhiên nếu những triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn thì rất có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, thai phụ cần được nhập viện càng sớm càng tốt.

Bụng bầu 34 tuần đã lớn nên khi đi lại, trọng tâm của cơ thể bà bầu tập trung vào phần bụng, tạo ra áp lực cho phần lưng, dễ dẫn đến đau lưng dưới.

Ngoài những vấn đề trên, mẹ bầu mang thai tuần 34 còn bị sưng phù bàn chân, mắt cá chân; mất ngủ; rạn da; tóc mọc nhanh, ra sữa non.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lưu ý chăm sóc thai kỳ

  • Thư giãn càng nhiều càng tốt. Bạn có thể tham gia các hoạt động mà giữ cho bạn hạnh phúc và bận rộn.
  • Giữ chế độ tập thể dục của bạn càng nhẹ càng tốt.
  • Uống nhiều nước vào ban ngày để tránh cảm giác khát vào ban đêm. Tránh thức uống có ga.

Mẹ mang thai tuần 34 luôn nhớ bổ sung đủ nước nhé!

  • Bảo vệ đôi mắt khỏi tình trạng khô bằng cách dùng kính râm và sử dụng thuốc nhỏ mắt thích hợp.
  • Tìm hiểu trước về trầm cảm sau sinh để chuẩn bị cho bản thân tốt nhất.
  • Hạn chế muối trong thực đơn, giúp bà bầu hạn chế tình trạng tích trữ chất lỏng, ngăn ngừa tăng huyết áp thai kỳ và phù nề.

Để cải thiện các vấn đề sức khỏe và giúp cho thai nhi phát triển tốt, mẹ nên duy trì các hoạt động thể chất như đi bộ, tập yoga, bơi lội giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường endorphin (loại hormone đem lại cảm giác hạnh phúc).

Những điều cần làm ở tuần thứ 34 thai kỳ

Mẹ hãy gói ghém đồ dự sinh thật đầy đủ nhé!

Đây là thời điểm mẹ cần rõ mình sẽ sinh ở đâu và với gói sinh nào. Hãy lên kế hoạch thật chi tiết nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy soạn đồđi sinh thật cẩn thận vào vali và để ở một góc phòng.

Những lần đến gặp bác sĩ sản khoa, hãy hỏi về cách nhận biết cơn gò chuyển dạ và cách xử lý nếu có bị vỡ ối non hoặc chuyển dạ sớm.

Đi khám thai trong thời gian này sẽ có nhiều điều thú vị vì bác sĩ sẽ ước tính kích thước của em bé và thậm chí có thể dự đoán về thời gian mà bé ra đời

Nếu mẹ muốn tiến hành lưu trữ máu cuống rốn cho con sau sinh, hãy liên hệ với bệnh viện và đăng ký trước nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Michelle Le