Mang thai 20 tuần đánh dấu một cột mốc quan trọng của chặng đường thai nghén kì diệu. Mẹ đã ở giữa thai kỳ của mình rồi đấy! Hãy xem bé cưng trong bụng mẹ đã phát triển như thế nào và mẹ cần chú ý gì để khỏe mạnh và đảm bảo cho con phát triển tốt nhất nhé!
Sự phát triển của bé ở tuần thứ 20 thai kỳ
Hãy xem thai nhi 20 tuần đã có những sự thay đổi nào về cơ thể và nhận thức nhé:
- Da của em bé dày lên và phát triển nhiều lớp biểu bì trong tuần này. Bé có tới 4 lớp da. Một trong số đó có chứa những đường kẻ sẽ tạo thành hoa văn riêng cho dấu vân tay, lòng bàn tay và bàn chân bé sau này.
- Tóc của bé cũng đang mọc nhiều hơn đấy mẹ ơi
- Phần lớn thai nhi 20 tuần vẫn còn nhắm mắt, một số ít em bé thì đã có thể mở mắt mắt
- Bé nuốt rất nhiều chất dịch màng ối và điều này rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Nhưng bé sẽ thải chất này ra ngay sau khi sinh.
- Thai nhi đã bắt đầu thải ra phân su, một chất dính màu xanh đậm hoặc đen. Một số ít em bé bị phân su khi còn trong tử cung hoặc khi chuyển dạ.
- Vị giác của bé đang làm việc mạnh mẽ. Vì vậy nếu bạn bắt gặp bé liếm môi trong ảnh siêu âm, điều này có nghĩa là bé thích những thứ bạn vừa ăn!
- Nếu bạn đang mang thai bé gái, tử cung của bé được hình thành và ống dẫn trứng đang bắt đầu phát triển. Nếu bạn đang mang thai bé trai, bìu dái của bé sẽ vẫn chưa phát triển nhưng tinh hoàn của bé đã bắt đầu hạ xuống.
- Tiểu não của bé đang không ngừng phát triển. Chúng sẽ là nơi kiểm soát thần kinh vận động và liên quan tới cả chức năng nhận thức (sự tập trung, ngôn ngữ) và cảm xúc (kiểm soát phản ứng sợ hãi và vui sướng).
- Bé đã có khả năng nghe thấy âm thanh, như giọng nói, nhịp tim và tiếng co bóp dạ dày của mẹ, cũng như những âm thanh bên ngoài cơ thể mẹ. Đặc biệt, nếu âm thanh bên ngoài quá lớn, bé còn có thể bịt tai lại, thậm chí bé có thể bị giật mình và “nhảy dựng lên” nữa đấy
Sự thay đổi của bà bầu 20 tuần
Đỉnh tử cung khi thai nhi 20 tuần tuổi đang nằm ngang với rốn của sản phụ, vòng eo dần biến mất.
Cân nặng của mẹ có thể tăng từ 3,6 kg đến 4,5 kg vào thời điểm này. Dự kiến sẽ tăng 0,23 đến 0,45 kg mỗi tuần trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ. Việc tăng cân như thế nào còn tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai của sản phụ. Mẹ hãy hỏi bác sĩ xem sự tăng cân này có ở mức khỏe mạnh hay không và cần điều chỉnh gì trong chế độ ăn uống và hoạt động của mình
Giấc ngủ của bạn sẽ bị gián đoạn. Chính vì vị trí thai nhi 20 tuần tuổi đang xếp thẳng hàng với nút bụng nên việc ngủ ở chỉ một vị trí không thoải mái chút nào.
Bụng bầu 20 tuần phát triển to, đủ để thai phụ mặc vừa những bộ quần áo dành cho bà bầu, ôm lấy vòng bụng một cách vừa vặn. Cảm giác đang có một em bé trong bụng cũng trở nên thật hơn.
Mệt mỏi và triệu chứng ốm nghén của kì tam cá nguyệt đầu tiên đã hoàn toàn biến mất. (Đây chắc chắn là tin tốt nhất trong tuần này theo cẩm nang mẹ bầu)
Mang thai tuần 20, mẹ cũng có thể tăng ham muốn tình dục, do đó, “hành sự” với chồng của bạn một chút sẽ có lợi cho cả hai.
Chăm sóc thai kỳ cho bà bầu 20 tuần ra sao?
Siêu âm để biết giới tính của em bé
Thai nhi 20 tuần là lúc bác sĩ có thể thực hiện siêu âm để biết được trong bụng mẹ là bé trai hay bé gái.
Mẹ và bố đã chọn được cái tên thật hay và ý nghĩa cho bé cưng của mình chưa? Nếu chưa thì lúc biết được giới tính của con cũng là thời điểm phù hợp để cả hai cùng ‘nghiên cứu’ đặt tên cho con đấy.
Cảm nhận rõ ràng những chuyển động của thai nhi
Khoảng tuần 18 – 20 là lúc những cử động đầu tiên của thai nhi bắt đầu xuất hiện và mẹ bầu có thể cảm nhận rõ. Đây là lúc mẹ cảm thấy kì diệu và biết được bé cưng đang phát triển tốt.
Cẩn thận nếu muốn đi xa
Tam cá nguyệt thứ hai là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng. Vì mẹ hay bị buồn nôn, mệt mỏi và mất tập trung, điều này sẽ ảnh hưởng không ít đến quá trình di chuyển trong thời gian mang thai tuần 20.
Không nên vận động quá sức
Mẹ bầu 20 tuần thường xuyên cảm thấy căng cơ và lỏng dây chằng, dễ dẫn đến chấn thương khi tập thể dục, nhất là khi thực hiện các động tác quá nặng, tập luyện quá sức. Mẹ cần tập luyện vừa sức và nghỉ ngơi khi thấy dấu hiệu mệt mỏi.
Giữ chế độ ăn uống lành mạnh
Các loại thực phẩm lành mạnh, tăng cường rau xanh và trái cây vẫn là ưu tiên số 1 của mẹ bầu mang thai tuần 20. Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp mẹ tăng trọng vừa phải, đồng thời có thể dễ dàng lấy lại vóc dáng như trước khi sinh.
Đừng quên bổ sung sắt
Có thể nói nguồn dự trữ sắt thời điểm này hầu như đã cạn kiệt vì nhu cầu phát triển của em bé. Mẹ có nguy cơ bị thiếu máu hoặc một số triệu chứng khác do thiếu sắt.
Hãy bổ sung sắt thông qua một số sản phẩm bổ sung, các loại thực phẩm giàu chất sắt, kết hợp với thực phẩm chứa nhiều vitamin C nhé mẹ ơi!
Đăng kí cho các xét nghiệm dị tật thai nhi
Ở thời điểm thai nhi 20 tuần tuổi, bé đã hoàn thiện và đủ điều kiện để thực hiện các xét nghiệm xác định cân nặng, mức độ phát triển và kiểm tra sự xuất hiện các dị tật.
Các xét nghiệm ở tuần thai này giúp xác định được tốc độ phát triển, tình trạng sức khỏe, cân nặng của thai nhi. Mẹ bầu sẽ biết đâu là cách chăm sóc bé tốt nhất trong bụng mẹ. Trong trường hợp phát hiện những dị tật thai nhi, các bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời.
Các xét nghiệm có thể được chỉ định thực hiện là xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm Triple test.
Mẹ bầu mang thai tuần 20 đã cảm thấy bớt khó chịu vì ốm nghén, vì vậy mẹ hãy tận hưởng quãng thời gian này thận trọn vẹn. Cảm nhận từng cú đạp đầu tiên của bé và duy trì chế độ ăn uống tập luyện hợp lý, mẹ sẽ khỏe khoắn và thoải mái hơn nhiều đấy!
Xem thêm: