Tác dụng phụ của thuốc sắt ảnh hưởng đến thai phụ như thế nào. Bổ sung sắt khi mang thai là việc làm cần thiết giúp thai kỳ của bạn phát triển tốt nhất. Thiếu sắt sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe gây ra tình trạng thiếu ở thai phụ. Tuy nhiên, sử dụng thuốc sắt không đúng cách mang lại các tác hại khôn lường.
Các dạng thuốc sắt cho bà bầu
Sắt là một khoáng chất. Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Thuốc này thường được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu chất sắt trong máu, đặc biệt trong thai kỳ.
Trên thị trường hiện nay thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng: sắt nước và viên sắt. Tùy theo sở thích, mức độ phù hợp mà bà bầu chọn loại thuốc sắt nào tốt để sử dụng.
Tuy nhiên, sắt nước có ưu điểm là dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng lại khó uống và dễ gây buồn nôn. Viên sắt có ưu điểm là dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước và gây nóng trong nhiều hơn.
Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có mặt dưới 2 loại: sắt vô cơ (Sắt sulfate) và sắt hữu cơ (Sắt fumarate và sắt gluconate). Trong hai dạng này sắt hữu cơ có ưu điểm hơn sắt vô cơ là dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn.
Tác dụng phụ của thuốc sắt
Trong quá trình mang thai, nhu cầu sắt tăng cao mà chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ. Bạn cần bổ sung thêm sắt từ thuốc sắt cho bà bầu. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung 27-60mg sắt mỗi ngày.
Do cơ thể thường chỉ hấp thu được 10-15% lượng sắt mà bạn đã cung cấp. Phần sắt không được hấp thu sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn. Do đó, liều lượng bổ sung sắt từ thuốc càng thấp càng giảm tối đa những tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Một số tác dụng phụ của thuốc sắt:
- Gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Do thuốc thường được khuyến khích uống khi lúc đói.
- Phá hủy các tế bào trong mạch máu khi sử dụng quá liều. Điều này đã được các nhà nghiên cứu tại trường Imperial College London chứng minh.
- Nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch, bệnh gút.
- Sắt được hấp thụ tại ruột và được dự trữ trong các tế bào. Nạp quá nhiều sắt có thể gây thương tổn niêm mạc dạ dày do không được ruột hấp thụ hết.
- Vì sắt có hại với tế bào nếu tích trữ trong thời gian dài. Nên bị dư sắt mà không được chữa trị có thể làm tổn thương gan, tim và tăng nguy cơ ung thư.
- Ngoài ra, khi bổ sung thừa lượng sắt, mẹ bầu sẽ gặp các triệu chứng như táo bón, phân đậm màu,tiêu chảy, chán ăn. Buồn nôn dai dẳng, co thắt dạ dày, dị ứng phát ban, sốt cũng là những tác dụng phụ của thuốc sắt.
- Hiện tượng nóng trong khiến thai phụ cảm giác trì trệ, mệt mỏi.
Giải pháp giảm tác dụng phụ của thuốc sắt
Uống nhiều nước để giúp cho cơ thể mẹ bầu không bị rơi vào tình trạng mất nước, giảm táo bón.
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày như rau xanh, các cây họ đậu, khoai lang, bí đỏ, cà rốt.
Ăn thịt và cá cũng giúp bạn cải thiện khả năng hấp thu sắt nguồn gốc thực vật. Dù thịt đỏ là nguồn sắt tuyệt vời. Tuy nhiên bạn chỉ nên ăn 2-3 bữa/tuần, không nhiều hơn 500g mỗi tuần. Vì ăn nhiều quá làm tăng nguy cơ ung thư.
Các nguồn sắt tốt từ các thực phẩm như đậu xanh, hạt đỗ mạch, hoa quả sấy khô và các rau lá xanh.
Tăng cường các loại trái cây chứa nhiều vitamin C gồm các loại trái cây họ cam, chanh, bưởi, dâu tây, chuối, đu đủ chín,.. Vitamin C giúp cơ thể khỏe mạnh hơn đồng thời tăng cường khả năng hấp thu sắt.
Nếu có các dấu hiệu dư thường lượng sắt hãy báo ngay cho bác sĩ của bạn để điều chỉnh liều lượng. Mẹ bầu không nên tự thay đổi theo ý mình.
- Nếu có uống bổ sung sắt, nên chọn viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và không bị kích ứng đường ruột
- Hạn chế những thực phẩm chiên, xào
- Hạn chế các thức uống không có lợi như chứa caffein hay các loại đồ uống có gas
Uống thuốc sắt đúng cách để đạt hiểu quả cao
Thời điểm uống thuốc sắt
Tùy từng loại thuốc sắt bạn đang sử dụng mà thuốc nên được sử dụng vào lúc no hay lúc đói. Đa phần các thuốc sắt có thành phần sắt là dạng muối sắt hóa trị II được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói. Vì thế bạn nên uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ.
Tuy nhiên, khi mang thai uống sắt lúc đói dễ gây hiện tượng kích ứng ruột. Các dạng muối sắt hóa trị III mới thường được khuyên sử dụng sau bữa ăn no. Điều này sẽ làm cải thiện tình trạng kích ứng khi uống hơn so với sử dụng các dạng muối sắt hóa trị II.
Theo các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích, thời điểm thích hợp cung cấp sắt là vào sáng sớm. Vì thời gian này hàm lượng sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nhất.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế uống sắt vào trước giờ đi ngủ bởi vì chúng có thể gây trào ngược người khiến bạn khó ngủ ngon.
Lưu ý khi uống thuốc sắt
Không bổ sung thuốc sắt đồng thời với canxi. Vì canxi sẽ cản trở sự hấp thụ của sắt. Một số thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, phô mai và các sản phẩm từ sữa
Sử dụng Vitamin C cùng thuốc sắt sẽ làm tăng khả năng hấp thụ, cải thiện tình trạng táo bón.
Các thức uống chứa nhiều tanin như cà phê, trà và vang đỏ không có lợi cho quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.
Qua bài viết này, theAsianparent đã chia sẻ về các tác dụng phụ của thuốc sắt và giải pháp giảm tác dụng phụ. Hy vọng rằng mẹ bầu đã hiểu rõ hơn cung cấp sắt cho cơ thể đúng cách và hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!