Cách xử lý khi bị chó cắn luôn là vấn đề nóng sốt được nhiều bậc phụ huynh quan tâm để bảo vệ con nhỏ. Không chỉ riêng trẻ em, đã có rất nhiều trường hợp người trưởng thành bị chó cắn. Do không biết cách xử lý vết thương kịp thời nên để lại nhiều di chứng hoặc thậm chí tử vong. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu cách xử lý khi bị chó cắn và những lưu ý khi bị chó cắn để bảo vệ sức khỏe nhé.
- Sẽ như thế nào nếu trẻ nhỏ bị chó cắn?
- Những bệnh có thể mắc phải nếu bị chó cắn
- Hướng dẫn xử lý khi trẻ nhỏ bị chó cắn
Sẽ như thế nào nếu trẻ nhỏ bị chó cắn
Đối với trẻ nhỏ, việc vui đùa với thú nuôi hoặc động vật luôn là niềm hứng thú kích thích trẻ hoạt động. Nhưng khi vui đùa với động vật thì việc trẻ nhỏ sơ xuất bị động vật tấn công lại là nỗi lo lớn nhất đối với các bậc phụ huynh.
Chó luôn là “người bạn” được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng để trẻ nhỏ vui đùa cùng. Nhưng đối với một số giống chó có kích thước vượt trội thì việc cẩn thận quan sát trẻ luôn là điều cần thiết để bảo vệ trẻ. Không ít những trường hợp đáng tiếc đã xảy ra chỉ vì phụ huynh không kịp thời ngăn cản sự tấn công của chó.
Trong nước bọt của chó có chứa rất nhiều loại vi khuẩn có hại đến sức khỏe. Nếu trẻ không được điều trị đúng cách hoặc kịp thời có thể dẫn đến các bệnh như: nhiễm trùng, bệnh dại, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh cơ gây co giật,… Nếu không điều trị đúng cách thậm chí có thể gây tử vong ở cả trẻ em và người trưởng thành.
>>> Bài viết liên quan:
2 dấu hiệu trẻ không bình thường mà ba mẹ cần chú ý
Mút ngón tay, cắn móng tay ở trẻ em có khả năng chống dị ứng cao hơn
Vết cắn của chó vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe
Những bệnh có thể mắc phải nếu bị chó cắn
Bệnh dại
Bệnh dại là căn bệnh đã lấy đi rất nhiều sinh mạng và vật chủ bệnh chính là chó và cụ thể là trong nước bọt của chó. Đây là căn bệnh do virus gây ra, virus bệnh dại sẽ thông qua vết thương hở do chó gây ra, thâm nhập vào máu và đi khắp cơ thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tử vong sau vài ngày nhiễm.
Tuy nhiên, các loại vắc xin điều trị và phòng bệnh dại đã được phát hành rộng rãi. Nên khi được phát hiện và tiêm vắc xin kịp thời sẽ ngăn ngừa được bệnh dại và tránh tình trạng xấu nhất xảy ra.
Bệnh dại có thể được điều trị bằng cách chích vắc xin ngừa bệnh
Uốn ván
Uốn ván hay còn được biết đến rộng rãi hơn với tên bệnh phong. Đây cũng là một loại bệnh do vi khuẩn gây ra và cách thức xâm nhập vào cơ thể cũng tương tự với bệnh dại. Vi khuẩn sẽ thông qua vết cắn và thâm nhập vào máu và gây ra bệnh, nhưng các biểu hiện bệnh uốn ván sẽ cụ thể và rõ ràng hơn bệnh dại. Các biểu hiện điển hình như: co cơ hàm gây cứng hàm, cơ thể sẽ bị uốn cong khi bị kích thích từ các yếu tố bên ngoài,… Về cách điều trị cũng sẽ sử dụng vắc xin ngăn ngừa tương tự bệnh dại, đối với người trưởng thành, Bộ Y Tế khuyến cáo nên đi tiêm lại vắc xin sau mỗi 10 năm.
Bệnh dại có thể gây ra di chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời
Ảnh hưởng đến thần kinh, cơ và xương
Tùy vào độ sâu của vết cắn sẽ có từng ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên đối với cả các vết cắn nhỏ nhất cũng có thể gây ra tổn thương đến hệ thần kinh, cơ và các mạch máu dưới da. Đặc biệt nếu bị các giống chó có kích thước lớn tấn công với lực cắn lớn có thể gây ra tình trạng gãy xương ở những vị trí trọng yếu như bàn tay, bàn chân, xương cẳng tay, ống chân. Vì thế, việc vui đùa cùng chó là điều tốt nhưng chúng ta hãy luôn trong tư phòng ngừa để hạn chế tối đa những tình trạng đáng tiếc xảy ra.
>>> Bài viết liên quan:
Cha mẹ phải làm gì để giữ an toàn cho bé khi đi thang cuốn?
Những lưu ý an toàn cho trẻ em khi đi xe máy cùng bố mẹ
Nhiễm trùng
Tất cả các viết cắn của chó đều có chứa một lượng vi khuẩn nhất định. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu và thống kê thì chỉ có khoảng 50% các vết cắn có chứa các vi khuẩn có hại như tụ cầu, liên cầu, pasteurella, và capnocytophaga. Theo tư vấn từ bác sĩ, các vết cắn ở những vị trí như bàn tay hoặc bàn chân sẽ có nguy có nhiễm trùng cao hơn. Vì đây là những vị trí hoạt động liên tục nên sẽ rất dễ nhiễm trùng.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng như sử dụng nhiều rượu, bia, hệ miễn dịch tự nhiên quá yếu, bệnh tiểu đường, đang hóa trị ung thư hoặc đã loại bỏ lá lách. Tình trạng nhiễm trùng cần được phát hiện từ sớm và điều trị tích cực. Nếu không điều trị phù hợp và kịp thời sẽ dẫn đến các di chứng như hoại tử, suy thận cấp, đau tim,…
Hướng dẫn xử lý khi trẻ nhỏ bị chó cắn
Theo bác sĩ, nếu như trẻ bị chó tấn công và gây ra vết thương hở chảy máu. Việc đầu tiên cần làm chính là rửa thật sạch vết thương dưới dòng nước chảy liên tục. Tuyệt đối không rửa bằng nước trong thau hoặc chậu. Mục đích rửa trên dòng nước chảy liên tục sẽ giúp loại bỏ bớt các loại vi khuẩn có hại.
Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vết thương, phụ huynh hãy tiến hành băng bó vết thương cẩn thận và đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế lớn để tiến hành xét nghiệm và điều trị. Bác sĩ cũng khuyên rằng, nên để trẻ chơi ở khu vực an toàn tránh các loài động vật. Nếu như trẻ chơi đùa với động vật thì cần có sự quan sát từ phụ huynh để sẵn sàng can thiệp để tránh tình huống không mong muốn xảy ra.
(Nguồn: VnExpress.net)
Tổng kết
Chó là một “người bạn” đồng hành cùng với con người, nhưng dù là những giống chó đã thuần chủng cũng sẽ không thể tránh khỏi việc bị chó tấn công. Vì vậy, cho dù bạn là người trưởng thành thì việc đề phòng những vết cắn từ chó sẽ giúp chúng ta hạn chế được việc bị nhiễm các bệnh không móng muốn.
Thông qua bài viết, hy vọng các bạn có thêm kiến thức về các cách xử lý khi bị chó cắn. Từ đó có thêm kiến thức để xử lý những tình huống bất ngờ hoặc để giúp đỡ những người xung quanh mình nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!