X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Bác sĩ cảnh báo: Nếu bạn hay nuốt cơm để trị hóc xương cá thì hãy dừng ngay vì những tác hại này!

Mất 7 phút để đọc
Bác sĩ cảnh báo: Nếu bạn hay nuốt cơm để trị hóc xương cá thì hãy dừng ngay vì những tác hại này!

Khi bị hóc xương cá, nhiều người cho rằng nên ăn ngay một miếng cơm nguội. Phần cơm to dày được tin là sẽ cuốn đoạn xương bị mắc ở cổ họng trôi xuống. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ khiến xương cá cắm sâu hơn vào họng hoặc rơi vào dạ dày.

Hóc xương là một tai nạn rất thường gặp khi ăn uống. Thế nhưng không phải ai cũng biết được những cách trị hóc xương cá ở cổ họng hiệu nghiệm và an toàn.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Câu hỏi: Nuốt cơm để trị hóc xương cá có hiệu quả hay không? Sai lầm khi bị mắc xương mà mọi người hay mắc phải là gì? Nên làm gì thì an toàn?

Trả lời:

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:

Khi bị mắc xương cá, nhiều người cho rằng nuốt cơm sẽ giúp đẩy trôi xương cá nhưng cách làm này thật sự không hiệu quả và có thể gây nguy hiểm. Ngoài việc nuốt cơm, một số sai lầm mọi người hay mắc phải là dùng tay cố móc xương ra hoặc uống nhiều nước cho trôi xương. Tuy nhiên các cách làm trên có thể khiến xương trôi xuống sâu hơn hoặc đâm vào gây tổn thương, thậm chí có thể làm thủng thực quản.

Nếu chẳng may bị hóc xương cá, bạn không nên cố nuốt mà hãy bình tĩnh, ngừng nuốt ngay lập tức, cố gắng nôn oẹ càng sớm càng tốt. Chú ý không dùng tay móc họng vì sẽ khiến xương đâm sâu hơn. Bạn cũng không nên khạc mạnh nhiều lần hay thử ăn bất cứ thứ gì để giúp đẩy xương xuống bởi rất dễ bị nghẹn.

Bạn có thể nhờ người xung quanh dùng đèn pin rọi vào và quan sát, nếu xương mắc ở vị trí mắt thường có thể quan sát được thì dùng kẹp y khoa gắp ra. Trong các trường hợp còn lại, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lí, không nên để quá lâu sẽ khiến tình trạng trở nên phức tạp hơn.

Cách trị hóc xương cá ở cổ họng phổ biến nhưng sai lầm nhất

Khi bị hóc xương cá, nhiều người cho rằng nên ăn ngay một miếng cơm nguội. Phần cơm to dày được tin là sẽ cuốn đoạn xương bị mắc ở cổ họng trôi xuống. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ khiến xương cá cắm sâu hơn vào họng hoặc rơi vào dạ dày. Điều này còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến đường tiêu hóa. Đây là cách chữa hóc xương phổ biến nhưng lại sai lầm nhất mà nhiều người mắc phải.

Cach-tri-hoc-xuong-ca-o-co-hong

Hóc xương là một “tai nạn” thường gặp khi ăn cá và khiến chúng ta vô cùng khó chịu

Dưới đây là những cách chữa hóc xương an toàn và hiệu nghiệm hơn dành cho bạn. Lưu ý những mẹo này chỉ dành cho trường hợp hóc xương nhỏ. Trong trường hợp xương cá to và sắc nhọn thì bạn phải đến bác sĩ để xử lý kịp thời nhé!

Cách trị hóc xương cá ở cổ họng nên áp dụng ngay, đó là ngậm và nuốt vỏ cam hay vỏ chanh

Khi bị hóc xương cá, bạn có thể ngậm trong miệng một miếng vỏ cam hoặc chanh. Tinh dầu và acid trong vỏ cam, chanh sẽ tác động lên canxi trên mảnh xương. Chúng sẽ làm xương cá mềm và tan vào nước bọt một cách an toàn.

Cach-tri-hoc-xuong-ca-o-co-hong

Vỏ cam, chanh có thể giúp bạn đánh bay đoạn xương cá nhỏ trong cổ họng

Dùng một viên vitamin C giúp làm tan xương cá

Vitamin C có tác dụng y như vỏ cam, chanh. Do đó, nếu không có vỏ cam hay chanh bạn có thể thay thế bằng một viên vitamin C. Sau khi ngậm vài phút, bạn sẽ giải quyết được được mảnh xương cá trong cổ họng. Ngoài ra thì Vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Vì thế nó rất tốt cho vùng thực quản bị hóc xương cá tránh được sự tổn thương.

Uống giấm

Tương tự như vỏ cam và chanh, giấm cũng có tính axit. Uống giấm có thể giúp làm mềm xương cá, làm cho nó rơi ra và dễ nuốt hơn. Bạn hãy pha loãng 2 muỗng canh giấm trong một cốc nước, hoặc uống trực tiếp 1 muỗng canh giấm.

Dùng tỏi là cách trị hóc xương cá ở cổ họng an toàn

Tỏi cũng có tác dụng để xử trí mảnh xương cá bị hóc. Xác định vị trí hóc xương rồi bóc một nhánh tỏi nhét vào lỗ mũi. Nếu chỗ hóc xương ở bên trái thì bạn nhét tỏi vào lỗ mũi bên phải và ngược lại. Sau đó, bịt lỗ mũi bên trái và thở bằng miệng. Một lúc sau bạn sẽ hắt hơi và tự nôn mảnh xương cá ra.

Uống các loại thức uống có ga

Thức uống có gas như soda, nước ngọt cũng có tác dụng chữa hóc xương. Bạn có thể sử dụng cola hay các loại đồ uống có ga khác. Khi soda vào đến dạ dày, nó sẽ tiết ra khí gas. Chúng sẽ giúp làm rã xương hoặc tạo ra áp lực có thể đẩy các xương bị mắc kẹt ra.

Dầu ô liu

Uống 1 muỗng canh dầu oliu giúp bôi trơn niêm mạc họng và xương. Nhờ đó uống dầu oliu cũng có tác dụng làm xương dễ dàng thoát ra hơn.

Bác sĩ cảnh báo: Nếu bạn hay nuốt cơm để trị hóc xương cá thì hãy dừng ngay vì những tác hại này!

Dầu oliu cũng có tác dụng hiệu quả trong việc chữa hóc xương

Chuối

Chuối có thể dính lấy xương cá và kéo xương xuống dạ dày. Hãy cắn một miếng chuối lớn và ngậm nó trong miệng ít nhất một phút. Khi nó đã thấm ít nước bọt và mềm ra, bạn hãy nuốt cả miếng.

Kẹo mềm marshmallow

Khi bạn nhai và nuốt một miếng marshmallow lớn, chúng có thể bám dính và kéo cả miếng xương xuống dạ dày. Nhai viên kẹo vừa đủ để làm mềm nó, sau đó nuốt cả viên vừa nhai.

Bác sĩ cảnh báo: Nếu bạn hay nuốt cơm để trị hóc xương cá thì hãy dừng ngay vì những tác hại này!

Bạn có thể nuốt một miếng marshmallow lớn để kéo xương xuống dạ dày.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ sau khi đã thử các cách trị hóc xương cá ở cổ họng?

Không phải cách trị hóc xương cá ở cổ họng nào cũng hiệu quả. Đối với những mẩu xương lớn, xương chữ Y hay nằm sâu thì khi mắc rất khó lấy ra. Vì thế bạn cũng không nên tự xử trí ở nhà. Khi đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để được gắp ra. Vì nếu xương cá không được xử trí, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Nên đến khám bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng sau đây:

  • Khó thở, thở rít sau hóc xương;
  • Cơn đau sau hóc xương tăng dần và không biến mất sau vài ngày;
  • Đau ngực;
  • Sưng nề vùng cổ, họng;
  • Bầm tím;
  • Chảy nước miếng nhiều; hoặc
  • Không thể ăn hay uống

Lời kết

Cảm giác khi bị hóc xương cá thật không dễ chịu. Đặc biệt hóc xương có thể rất nguy hiểm nếu không xử lý đúng cách. Để tránh bị hóc xương, bạn nên ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ thức ăn. Cần thận trọng trong lúc ăn, không nên vừa cười, nói vừa nhai.

Trong quá trình chế biến món ăn từ cá, nên làm sạch xương hoặc ăn các miếng phi lê. Nhưng lưu ý vẫn có thể còn sót các miếng xương nhỏ, nên ăn chậm nhai kỹ là quan trọng nhất. Khi chẳng may hóc xương, bạn hãy áp dụng các mẹo kể trên. Nếu không thể giải quyết tình hình, hãy tìm đến các bác sĩ để “xử lý” mẫu xương đáng ghét bạn nhé.

Xem thêm

Câu chuyện từ đối tác
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
  • Bé gái 2 tuổi bị hóc nghẹn phải đi cấp cứu vì bộ phận không ngờ của con cá
  • Mẹo chữa hóc xương cá chỉ trong “1 nốt nhạc”
  • Bé trai hóc dị vật, suýt chết vì ăn bát cháo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Hòa Đặng

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Bác sĩ cảnh báo: Nếu bạn hay nuốt cơm để trị hóc xương cá thì hãy dừng ngay vì những tác hại này!
Chia sẻ:
  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it