Cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh là mối quan tâm của không ít bố mẹ. Ho có đờm không phải là những triệu chứng đầu tiên khi bị cảm lạnh mà là dấu hiệu bệnh đã trở nặng. Vì thế bố mẹ đừng bỏ qua hướng dẫn cần thiết này nhé:
- Bé ho có đờm có nguy hiểm không?
- Biến chứng khi bé ho có đờm
- Cách trị ho có đờm.
Bé ho có đờm có nguy hiểm không?
Dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh thông thường ở bé thường là:
- Mũi bị nghẹt hoặc chảy nước mũi
- Nước mũi lúc đầu có thể trong nhưng có thể đặc lại và chuyển sang màu vàng hoặc xanh.
Bạn có thể chưa biết:
4 cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ giúp bé hết khò khè
6 món cháo tiêu đờm cho bé giúp con hết khò khè khó chịu
Các dấu hiệu và triệu chứng khác của cảm lạnh thông thường ở bé có thể bao gồm:
- Sốt
- Hắt xì
- Ho
- Giảm sự thèm ăn
- Cáu gắt
- Khó ngủ
- Khó bú mẹ hay bú bình do nghẹt mũi
Bố mẹ có thể thấy ho có đờm không phải là một dấu hiệu phổ biến. Đó là dấu hiệu cho thấy bé cần đến bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, cũng rất đáng lo nếu bé có những triệu chứng bệnh nặng:
- Tã không ướt nhiều như những ngày bình thường
- Sốt trên 38 độ C
- Bé có vẻ bị đau tai hoặc khó chịu bất thường
- Mắt đỏ hoặc có dịch tiết mắt màu vàng, xanh lục
- Khó thở
- Bị ho dai dẳng, ho ra đờm, ra máu
- Có nước mũi dày, màu xanh lá cây trong nhiều ngày
- Có những dấu hiệu hoặc triệu chứng khác làm bạn lo lắng, chẳng hạn như tiếng khóc bất thường hoặc đáng báo động
- Bé không muốn bú
- Ho mạnh gây nôn hoặc thay đổi màu da
- Khó thở hoặc hơi xanh quanh môi.
Biến chứng có thể xảy ra khi bé ho có đờm
Ho có đờm là dấu hiệu bệnh đã nặng. Do đó bé có thể gặp một vài biến chứng nguy hiểm:
- Nhiễm trùng tai cấp tính (viêm tai giữa): Đây là biến chứng phổ biến nhất của cảm lạnh thông thường. Nhiễm trùng tai xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ.
- Khò khè: Cảm lạnh có thể khiến bé thở khò khè, ngay cả khi con bạn không bị hen suyễn. Nếu con bạn bị hen suyễn, cảm lạnh có thể làm cho bệnh nặng hơn.
- Viêm xoang: Cảm lạnh thông thường không giải quyết được có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp trong xoang (viêm xoang).
- Nhiễm trùng thứ cấp khác: bao gồm viêm phổi, viêm phế quản và co thắt.
Bạn có thể chưa biết:
4 Cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh cực đơn giản mẹ có thể thử ngay tại nhà nhé!
Cách trị đờm ở trẻ sơ sinh tránh đờm tràn xuống phổi
Cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh
Không có cách chữa trị cảm lạnh thông thường. Thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virus cảm lạnh. Điều bố mẹ có thể làm hút chất nhầy mũi và giữ không khí ẩm để bé thoải mái hơn.
Các loại thuốc không kê đơn thường nên tránh ở trẻ sơ sinh. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt, cẩn thận tuân theo các hướng dẫn dùng thuốc, nếu bị sốt khiến con bạn khó chịu. Thuốc ho và cảm lạnh không an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Dùng thuốc hạ sốt
Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen có thể giảm khó chịu do sốt. Tuy nhiên, những loại thuốc này không tiêu diệt được virus cảm lạnh. Sốt là một phần trong phản ứng tự nhiên của con bạn đối với virus. Vì thế bé có thể bị sốt nhẹ.
Đừng dùng acetaminophen cho trẻ dưới 3 tháng tuổi. Và đặc biệt cẩn thận khi dùng acetaminophen cho trẻ vì hướng dẫn dùng thuốc có thể gây nhầm lẫn.
Để điều trị sốt, đau, hãy cân nhắc cho trẻ sơ sinh dùng thuốc không kê đơn như acetaminophen (Tylenol…) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin,…). Đừng cho trẻ uống thuốc nếu trẻ bị mất nước hoặc nôn liên tục.
Dùng thuốc ho và cảm lạnh
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo không nên dùng thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn cho trẻ dưới 2 tuổi. Thuốc ho và cảm lạnh không điều trị nguyên nhân cơ bản gây cảm lạnh ở trẻ em. Thuốc chỉ làm cho triệu chứng biến mất và gây nguy hiểm cho em bé.
Vào tháng 6 năm 2008, các nhà sản xuất đã loại bỏ thuốc ho và thuốc cảm cho trẻ sơ sinh khỏi thị trường. Họ cũng sửa đổi nhãn sản phẩm trên các loại thuốc ho và cảm lạnh còn lại để cảnh báo mọi người không sử dụng chúng ở trẻ em dưới 4 tuổi vì những lo ngại về an toàn.
Áp dụng 1 số bài thuốc dân gian
Chưng quất với đường phèn
Trong Đông y, quất là loại quả có tính mát, vị chua ngọt. Đường phèn có tính tì, bổ tỳ phế. Quất và đường phèn kết hợp với nhau có công dụng giảm ho, long đờm, kháng viêm, kháng khuẩn.
Các mẹ hãy lấy 2-3 quả quất xanh cắt nhỏ và đem hấp cách thủy cùng vài cục đường phèn trong khoảng 15-20 phút, sau đó để nguội rồi cho bé uống 1 thìa cafe, ngày 3 lần.
Chanh đào là cách trị ho đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả
1 cách trị đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản mà mẹ có thể làm ngay tại nhà là hấp cách thủy các lát mỏng chanh đào với đường phèn trong 15-20 phút rồi cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe.
Lá hẹ
Lá hẹ từ lâu nay đã được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh, trong đó có ho có đờm.
Cách chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh từ lá hẹ cũng rất đơn giản, chỉ cần cho lá hẹ và đường phèn vào hấp cách thủy cùng nhau và cho bé uống nước lá 2 lần/ngày.
1 số biện pháp khác
- Vỗ rung long đờm cho trẻ
- Cho bé bú mẹ nhiều hơn để tăng sức đề kháng và bổ sung thêm nước cho cơ thể
- Tắm cho bé bằng nước ấm pha với vài giọt tinh dầu tràm
- Giữ ấm lòng bàn tay, bàn chân, ngực, cổ trẻ để giảm ho
- Giữ vệ sinh cá nhân cho bé.
Như vậy, có thể thấy trẻ sơ sinh bị ho có đờm là một hiện tượng thường gặp nhưng không quá nguy hiểm, đặc biệt khi thay đổi thời tiết. Chính vì vậy, bố mẹ cần lưu ý quan sát những biểu hiện ở trẻ để có thể xác định được chính xác nguyên nhân của hiện tượng ho. Từ đó mới có thể có những cách chữa trị phù hợp.
Tóm lại, cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh tốt nhất là đưa bé đến bác sĩ. Bố mẹ tự ý dùng thuốc hay những cách chữa trị dân gian chưa được kiểm chứng khoa học sẽ chỉ gây nguy hiểm cho bé!
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!