Cách làm sữa chua dẻo vừa ngon vừa an toàn mà các mẹ cần biết. Bởi sữa chua là 1 trong các loại thực phẩm đầu tiên có thể dùng cho trẻ sơ sinh. Món ăn này có rất nhiều giá trị dinh dưỡng giúp bé cao lớn, khỏe mạnh.
Cách làm sữa chua dẻo từ sữa đặc
Từ 1 tuổi trở lên trẻ có thể ăn sữa chua mỗi ngày. Việc ăn yaourt mỗi ngày sẽ tăng cường hệ miễn dịch, giúp phát triển chiều cao và xương mạnh khỏe. Dưới đây là chia sẻ chi tiết về cách làm yaourt dẻo nhanh và an toàn cho bé mẹ tham khảo nhé.
Nguyên liệu:
- 1 hộp sữa đặc ông thọ
- 1 lon nước sôi, dung lon sữa đặc để đong
- 2,5 lon sữa tươi không đường
- 22gr sữa chua cái, có thể mua sẵn
- Hủ/lọ đã tiệt trùng
- 7g Gelatin bột hoặc 3 lá Gelatin
Bước 1: Làm hỗn hợp sữa
Cho sữa tươi và sữa đặc vào cùng một cái nồi, thêm 1 lon nước sôi khoảng 70-90 độ. Khuấy đều cho sữa tan. Đun hỗn hợp trên bếp cho đến khi sôi lăn tăn. Tùy khẩu vị nếu muốn dùng ngọt thì cho thêm đường vào khuấy cho tan rồi tắt bếp. Để hỗn hợp 30 phút cho nguội bớt.
Bước 2: Làm sữa cái
Lấy một hỗn hợp sữa ấm hòa cùng sữa cái khuấy đều trong một bát riêng. Khi hỗn hợp này đã nguội bớt, đổ hỗn hợp sữa chua cái và bột gelatin vào nồi khuấy liền tay. Nếu sử dụng lá gelatin, bạn cần vớt lá gelatin đã mềm và ráo nước ra, sau khi đã ngâm lá trong nước lạnh 10 phút. Tiếp đó cho lá gelatin vào hỗn hợp sữa khi còn ấm và khuấy đều. Gelatin chính là “bí quyết” của món sữa chua dẻo đấy.
Dùng rây lượt qua để sữa chua được mịn hơn. Bước này nhiều mẹ thường bỏ qua nên sữa chua không được mịn. Lưu ý: sữa chua cái phải để ngoài nhiệt độ thường trước khi làm. Khuấy đều tay theo 1 chiều, càng khuấy đều thì sữa chua càng mịn.
Bước 3: Ủ sữa chua
Có nhiều cách để ủ yaourt, mẹ có thể lựa chọn cách nào thấy phù hợp.
- Ủ bằng nồi cơm điện: Đổ sữa chua còn ấm vào từng hủ. Cho nước nóng theo tỷ lệ 2 nóng, 1 nguội ngập 2/3 hủ. Nếu trời lạnh sau mỗi 2 tiếng để nồi cơm ở chế độ giữ ấm “keep warm” khoảng 15 phút rồi tắt nồi cơm.
- Ủ bằng thùng xốp: Cách cho nước vào ủ cũng giống như nồi cơm điện. Thời gian ủ là từ 7-8 tiếng.
- Ủ bằng máy chuyên dụng: Đổ sữa còn ấm vào hủ, đặt hủ vào máy ủ. Bật chế độ ủ tùy chọn, mùa hè thì 4-6 tiếng và mùa đông thì 5-8 tiếng.
Khi yaourt đã có độ dẻo, mịn và có mùi thơm mẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh.
Làm sữa chua từ sữa mẹ và sữa công thức
Mẹ có thể tham khảo thêm cách chế biến sữa chua bằng sữa mẹ và sữa công thức nhé.
Công thức làm bằng sữa công thức
Nguyên liệu:
-350 ml sữa công thức
-3 thìa sữa chua không đường làm men
-một nhiệt kế thực phẩm
-một cái nồi lớn có nắp đậy
Bước 1: Khử trùng tất cả các vật dụng trước khi làm bằng nước sôi. Đun sữa nóng đến 40-45 độ C. Trong khi đun, mẹ nhớ khuấy liên tục để sữa không bị cháy. Lấy 1,2 thìa sữa cho vào chén đựng men sữa chua và khuấy đều. Sau đó đổ phần sữa có men sữa chua vào nồi và khuấy nhẹ nhàng.
Bước 2: Múc sữa chua vào hủ đựng. Ủ trong khoảng 8 tiếng với nhiệt độ 40-44 độ C. Khi sữa chua đã dẻo lại thì có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Công thức làm sữa chua bằng sữa mẹ
Nguyên liệu:
-200ml sữa mẹ
-4 thìa sữa chua không đường
Bước 1: Làm sạch tất cả dụng cụ bằng nước sôi. Đun nóng sữa mẹ để loại bỏ các vi khuẩn có hại. Để sữa mẹ nguội lại còn khoảng 40 độ C. Sau đó, cho 4 thìa men sữa chua vào nồi và khuấy nhẹ nhàng. Chia sữa chua qua các hủ thủy tinh để đựng.
Bước 2: Thời gian và nhiệt độ ủ cũng tương tự như sữa công thức. Thời gian ủ càng lâu thì sữa chua sẽ chua hơn. Sau khi ủ mẹ cũng có thể cho vào ngăn mát để bảo quản.
Cách cho trẻ ăn sữa chua đúng nhất
Ngoài cách làm sữa chua thơm ngon bổ dưỡng kể trên. Các mẹ cũng cần lưu ý việc cho bé ăn sữa chua một cách hiệu quả nữa nhé. Dưới đây là những lưu ý cho trẻ ăn sữa chua đúng cách nhất:
- Không nên cho trẻ ăn sữa chua quá nhiều và thường xuyên. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày làm bé không còn cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, nếu ăn sữa chua nhiều và thường xuyên sẽ làm bé bị lạnh bụng.
- Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn sữa chua. Trẻ trên 1 tuổi thì nên ăn từ 100 đến 250g sữa chua là tốt nhất.
- Sữa chua sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn khi phối hợp với một số loại thực phẩm khác như dâu tây, bánh mì…Tuy nhiên, các mẹ nên tránh kết hợp với các loại thự phẩm đông lạnh, thuốc kháng sinh…Vì điều đó có thể gây ra các bệnh về dạ dày thậm chí là gây tử vong.
- Khi trẻ đang đói không nên cho ăn sữa chua. Bởi vì, khi bụng đói độ axit trong dạ dày tăng cao nên các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt nhanh. Điều này làm giảm đi tác dụng bảo vệ sức khỏe của sữa chua rất nhiều.
- Nên cho trẻ ăn sữa chua vào buổi tối. Sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm cho trẻ ăn sữa chua để hấp thụ canxi tốt nhất.
- Sữa chua không nên làm nóng. Bởi sau khi làm nóng các vi khuẩn có lợi đã bị tiêu diệt hết. Điều này làm cho sữa chua mất đi tác dụng chính là bổ sung lợi khuẩn cho trẻ.
Cách làm sữa chua dẻo từ các loại sữa đặc đến sữa mẹ bên trên. Có lẽ đã giúp các mẹ có thể tự làm cho bé cưng của mình loại thực phậm bổ dưỡng này. Hi vọng qua những chia sẻ đó các mẹ có thêm cách chăm lo cho sự phát triển của trẻ được tốt hơn nhé.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!