Sau sinh, nhiều đêm mẹ chập chờn với những giấc ngủ ngắn và không sâu. Thậm chí mẹ không thể ngủ được dù bé có ngủ ngon. Cách giúp mẹ sau sinh dễ ngủ hơn chính là thư giãn cả cơ thể và tinh thần!
Nằm xuống, ngay cả khi bạn không thể ngủ
Dù mẹ không thể ngủ, vẫn nên nằm đâu đó. Ví dụ như trên giường, hoặc nằm trên ghế, đặt điện thoại xuống. Đây là lời khuyên từ chuyên gia trị liệu ở Los Angeles, Diana Lynn Barnes, chủ tịch của Postpartum Health International.
“Đừng căng thẳng chỉ vì bạn không thể ngủ”. Chỉ cần nằm xuống nửa giờ có thể đã rất thư giãn.
Nhờ người khác giúp đỡ khi bé cần ăn đêm
Một trong những cách tốt nhất để có được giấc ngủ ngon là nhờ chồng hoặc ai đó cho bé bú ca đêm. Mẹ sẽ dễ dàng nhờ người khác cho bé bú nếu đã thường xuyên cho bé bú sữa công thức. Các bà mẹ cho bé bú trực tiếp thì có thể vắt sữa để người khác cho bé bú vào ban đêm.
Một chai sữa mẹ sẽ là cứu cánh tuyệt vời, cho mẹ ngủ thêm hai hoặc ba tiếng. Hoặc mẹ có thể hút sữa vào ban đêm để được ngủ vào ban ngày. Khi bé bú một bên, mẹ chỉ cần hút sữa bên kia.
Mẹ có thể suy nghĩ rằng cho trẻ bú bình thì mẹ được ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Úc năm 2002 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu về giấc ngủ cho thấy các bà mẹ cho con bú ngủ sâu hơn. Đó là giấc ngủ giúp mẹ chữa lành cơ bắp và phục hồi cơ thể. Đó là nhờ hormone tăng trưởng prolactin tăng trong thời kỳ cho con bú.
Giữ bé gần mẹ
Mẹ có thể đặt nôi của bé sát vào giường mẹ. Khi bé cựa quậy, mẹ có thể ngay lập tức quay qua chăm sóc cho bé. Sau đó mẹ đặt ngay bé trở lại vào nôi. Chân mẹ sẽ không cần chạm sàn và không cần tỉnh dậy quá lâu.
Tìm các hoạt động giúp mẹ thư giãn
Sau cả ngày mệt mỏi chăm sóc em bé, mẹ có thể muốn mở tivi hay máy tính để thư giãn. Nhưng ánh sáng từ vật dụng điện tử có thể kích thích và khiến bạn tỉnh táo. Thay vào đó, mẹ có thể nghe radio hay podcast để mẹ thư giãn tinh thần tốt hơn mà không tiếp xúc ánh sáng.
Không tiếp đón quá nhiều người
Một nghiên cứu năm 2003 cho thấy những bà mẹ có ít người hỗ trợ lại ngủ nhiều hơn bà mẹ có nhiều người hỗ trợ xung quanh. Khi bạn bè và gia đình ở lại thăm em bé, phụ nữ có cảm giác phải làm vui lòng họ, chuẩn bị thức ăn cho họ. Vì thế mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi hơn.
Đừng phụ thuộc cà phê
Việc uống cà phê vào buổi sáng có thể là thói quen của mẹ và giúp mẹ tỉnh táo. Tuy nhiên lạm dụng cà phê có thể khiến mẹ không cảm thấy buồn ngủ. Do đó mẹ không ngủ được khi nằm xuống. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng các bà mẹ cho con bú chỉ uống caffeine một cốc mỗi ngày.
Chấp nhận rằng những đêm không ngủ sẽ không kéo dài mãi mãi
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), những đứa trẻ khỏe mạnh thường ổn định thói quen khi lớn hơn. Do đó giấc ngủ của bé kéo dài hơn vào ban đêm (năm giờ trở lên) khi bé được 2 đến 3 tháng tuổi. Hâu fheets các em bé sẽ ngủ qua đêm trước 6 tháng tuổi.
Nếu đến 6 tháng tuổi mà bé vẫn chưa ngủ qua đêm, mẹ nên thay đổi cách tập cho bé ngủ. Mẹ có thể cho bé vào nôi ngủ của bé khi bé đã buồn ngủ nhưng chưa ngủ. Mẹ có thể sẽ nghĩ rằng con không thể ngủ được nếu mẹ không ru hay đung đưa con. Nhưng dần dần bé sẽ quen với việc được dỗ dành trước khi ngủ rồi đặt vào nôi để tự ngủ.
Thẳng thắn trao đổi với chồng về sự thiếu ngủ
Thiếu ngủ có thể khiến mẹ có những cảm xúc tiêu cực. Do đó mẹ có thể nói những lời tổn thương chồng mình. Cả bạn và chồng hãy thừa nhận rằng nếu không ngủ đủ hàng tuần, hàng tháng, cảm xúc sẽ vô cùng bất ổn. Vì thế hãy hứa không để tâm tới những bực tức của người kia khi đang thiếu ngủ. Điều này sẽ giúp tâm trạng của cả hai người thoải mái hơn.
Trên đây là 8 cách giúp mẹ sau sinh dễ ngủ về cả thể chất và tinh thần. Giấc ngủ vô cùng quan trọng với bất kì ai, nhất là với mẹ sau sinh. Vì thế hãy cố gắng thư giãn và nghỉ ngơi bất kì khi nào mẹ có thể!
Xem thêm:
Dành thời gian cho con trước khi con rời khỏi vòng tay bố mẹ
Tập cho bé ngủ riêng như thế nào để rèn tính tự lập cho con?
Bé trai 3 tháng tuổi nguy kịch vì uống thuốc nam trị tiêu chảy
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!