X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Các loại thuốc làm sảy thai mẹ bầu cần đặc biệt cảnh giác

Mất 8 phút để đọc
Các loại thuốc làm sảy thai mẹ bầu cần đặc biệt cảnh giác

Trong y khoa, nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa hiện tượng sẩy thai và những thai nhi bị dị tật bẩm sinh với việc bà mẹ có sử dụng thuốc trong thai kỳ; đặc biệt là ở 12 tuần đầu, khi tế bào của phôi thai đang phát triển để hình thành các cơ quan.

Các loại thuốc làm sảy thai mà mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa là thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết, một số loại thuốc trị mụn, … Bạn cần đi khám để được tư vấn về mức độ ảnh hưởng của thuốc cũng như làm xét nghiệm tầm soát dị tật của thai nhi. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Các loại thuốc làm sảy thai mẹ bầu cần hết sức thận trọng
  • Lỡ uống thuốc có nguy cơ cao khi mang thai, mẹ bầu nên làm gì?

Các loại thuốc làm sảy thai mẹ bầu cần hết sức thận trọng

Khi mang thai, bạn phải chú ý đến rất nhiêù vấn đề, một trong số đó là các loại thuốc có khả năng gây sảy thai hoặc thậm chí khiến thai nhi bị dị tật trong 3 tháng đầu.

Dưới đây là danh sách những loại thuốc mẹ bầu cần lưu ý kĩ và tư vấn với bác sĩ nếu đã lỡ uống trong khi mang thai.

1. Thuốc Metronidazole

Đây là loại thuốc dành để điều trị các vấn đề nhiễm trùng đường ruột. Nó được chống chỉ định dùng cho bà bầu vì có thể gây tình trạng đột biến nhiễm sắc thể. Nếu bạn uống Metronidazole, thai nhi có nguy cơ bị dị dạng, không phát triển bình thường, thậm chí sảy thai.

Mẹ đã biết chưa?

4 dấu hiệu sảy thai tự nhiên mà đôi khi mẹ bầu không nhận ra

Nguyên nhân gây dị tật thai nhi là gì và cách phòng tránh dị tật cho em bé của bạn

2. Thuốc Penicillin

Penicillin là thuốc kháng sinh dùng để chữa một số bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hoặc nấm. Nó có thể làm chết thai nhi nếu dùng sai liều lượng và không đúng cách. Chị em mang thai nên tránh loại thuốc này nếu không được chỉ định của chuyên gia.

Các loại thuốc làm sảy thai mẹ bầu cần đặc biệt cảnh giác

3. Các loại thuốc nội tiết

Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp gây phù niêm dịch và suy tuyến giáp ở trẻ sơ sinh. Các loại corticoid có thể gây ức chế vỏ thượng thận của trẻ sơ sinh. Các sulfamid hạ đường huyết dùng cho mẹ cũng làm hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh. Các thuốc nội tiết nam (androgen) gây nam tính hóa ở bào thai nữ. Thuốc nội tiết nữ dietylstinbestrol xưa kia dùng để phòng ngừa sảy thai liên tiếp nhưng từ lâu đã bị loại bỏ vì có thể gây ung thư âm đạo cho các em gái được sinh ra sau 9-10 năm.

4. Aspirin – một trong các loại thuốc làm sảy thai

Aspirin hay còn được gọi là axit acetylsalicylic (ASA) là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Aspirin có tác dụng hạ sốt và giảm đau, từ cơn đau nhẹ đến đau vừa như đau cơ, đau răng, cảm lạnh thông thường và nhức đầu.

Tương tự ibuprofen và naproxen, aspirin cũng được các chuyên gia khuyên không nên sử dụng trong thai kỳ. Ở giai đoạn đầu, nếu dùng thuốc aspirin cho bà bầu ở liều cao, thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh. Dùng aspirin ở ba tháng cuối có thể làm đóng ống động mạch của thai nhi sớm, làm chậm quá trình chuyển dạ. Điều này có thể khiến tim và phổi của bé bất thường.

Các loại thuốc làm sảy thai mẹ bầu cần đặc biệt cảnh giác

5. Thuốc trị mụn

Vào giai đoạn thai kỳ, trường hợp nổi mụn vẫn thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc trị mụn, hay kem trị mụn tự ý để loại bỏ chúng. Thuốc có chất isotretinoin bị chống chỉ định dùng trong lúc có thai vì có nguy cơ gây quái thai.

Các thuốc khác như thuốc viên nội tiết, thuốc kháng sinh thuộc nhóm cyclin (như tetracyclin, doxycyclin) cũng không được dùng trong giai đoạn này. Thuốc bôi thuộc nhóm retinoid (axit retinoic, retinol, adapalene…) hoặc các thuốc gây lột sừng nhiều cũng không được chỉ định cho thai phụ.

6. Thuốc kháng sinh – một trong số các loại thuốc làm sảy thai

Thai phụ luôn là đối tượng chống chỉ định với một số loại thuốc kháng sinh. Phụ nữ có thai sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, thậm chí dẫn tới dị tật bẩm sinh và sảy thai.

Đối với phụ nữ có thai, thuốc kháng sinh có thể xếp thành 3 nhóm:

Nhóm có thể dùng (chỉ định): Nhóm kháng sinh dùng cho phụ nữ có thai gồm có beta-lactamin và macrolid.

Nhóm không thể dùng (chống chỉ định) gồm có phenicol (gây suy tủy, giảm bạch cầu, gây ra “hội chứng xám ở trẻ em”), tetracycline (làm vàng răng ở trẻ em…), aminoglycosid (khiến trẻ bị điếc…), quinolon (có nguy cơ tổn thương thoái hóa khớp).

Nhóm thuốc dùng thận trọng: rifamycin (không nên dùng trong tam cá nguyệt đầu tiên), nitrofuran, acid nalidixic (không nên dùng cuối thai kỳ), metronidazol, trimethoprim, sulfamid (không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ).

Khi sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai cần chú ý đến liều dùng đáp ứng yêu cầu điều trị.

Mẹ đã biết chưa?

Bà bầu huyết áp cao và những điều cần lưu ý

Uống kháng sinh khi mới có thai có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không?

7. Thuốc hạ huyết áp

Đây là một trong những nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai dùng cho mẹ bầu bị tăng huyết áp thai kỳ. Các thuốc lợi tiểu gây giảm tưới máu cho thai nên hầu hết bị chống chỉ định dùng ở phụ nữ mang thai.

Nhóm các thuốc ức chế men chuyển như captopril, lisinopril… và các thuốc kháng thụ thể angiotensin-II như losartan, valsartan khi dùng ở phụ nữ mang thai có thể gây một số bất thường thai như thiểu ối, loạn sản ống thận, vô niệu sơ sinh, thiểu sản phổi, còn ống động mạch, chậm phát triển thai, chết thai hoặc sơ sinh.

8. Các loại thuốc chữa trầm cảm

Nhóm thuốc ức chế men monoamine oxidase (IMAO) có thể gây ra các cơn tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai dẫn đến giảm tưới máu cho thai và làm chậm sự phát triển của thai. Gần đây, có một số báo cáo ghi nhận mối liên quan giữa việc dùng nhóm thuốc này với một số bất thường hình thái ở thai nhi.

Lỡ uống thuốc có nguy cơ cao khi mang thai, mẹ bầu nên làm gì?

Trong y khoa, nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa hiện tượng sẩy thai và những thai nhi bị dị tật bẩm sinh với việc bà mẹ có sử dụng thuốc trong thai kỳ; đặc biệt là ở 12 tuần đầu, khi tế bào của phôi thai đang phát triển để hình thành các cơ quan. Tuy nhiên, không phải 100% các trường hợp mẹ mang thai lỡ uống thuốc là chắc chắn con bị dị tật hoặc sảy thai.

Các loại thuốc làm sảy thai mẹ bầu cần đặc biệt cảnh giác

Bác sĩ Phạm Thị Ý Yên – Phó khoa Khám B Bệnh viện Hùng Vương tư vấn, khi đang dùng thuốc mà lỡ có thai, thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Tại các bệnh viện chuyên khoa thường sẽ có bảng phân loại từng nhóm thuốc về mức độ ảnh hưởng của thuốc lên thai nhi.

Thai phụ cần đem theo loại thuốc đã uống khi đến khám, cho bác sĩ biết liều lượng và số lần, thời điểm dùng thuốc. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào tuổi của thai nhi, kết hợp với sự tính toán từ trung tâm tư vấn di truyền của bệnh viện để đưa ra lời khuyên cụ thể.

Nguồn thông tin: Thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai – Bệnh viện Từ Dũ

Xem thêm:

    • Sảy thai tự nhiên có cần uống thuốc hay không? Đâu là những loại thuốc mẹ cần uống?
    • Uống thuốc gì gây sảy thai và các nguy cơ thường gặp
    • Sảy thai có mang tội không? Hành trình chữa lành vết thương cho những mẹ mất con

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Minh Hương

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Các loại thuốc làm sảy thai mẹ bầu cần đặc biệt cảnh giác
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it