Ca sinh non: trẻ bị đứt lìa đầu do nam hộ sinh tắc trách
Một nam hộ sinh gây tội ác nghiêm trọng khi đỡ đẻ một ca sinh non tại tại bệnh viện Rajasthan, Ấn Độ. Vì kéo quá mạnh nên cơ thể bé sơ sinh đã đứt lìa, đầu của bé bị bỏ lại trong bụng mẹ. Vụ việc xảy ra vào đầu tuần tại trung tâm y tế Ramgarh ở thành phố Jaisalmer. Đáng phẫn nộ hơn là nam y tá và đồng nghiệp đã cố tình che giấu tội ác này.
Sau khi thực hiện ca “đẻ khó” khủng khiếp đó, y tá Amrit Lal, với sự giúp đỡ của một y tá khác là Jhujhaar Singh, đã đưa em bé vào nhà xác mà không thông báo cho bất cứ ai rằng đầu đứa trẻ vẫn còn ở trong cơ thể người mẹ.
Sau đó họ yêu cầu gia đình người phụ nữ đưa cô đến Jaisalmer để tiếp tục điều trị.
Người phụ nữ đã được đưa đến bệnh viện Umaid ở Jodhpur. Nhân viên trung tâm y tế tại Ramgarh thông báo cho bác sĩ phụ khoa của bệnh viện Umaid rằng họ đã hoàn thành việc đỡ đẻ và để lại nhau thai trong bụng cô ấy.
Khi một nhóm bác sĩ phẫu thuật lại cho người phụ nữ, họ đã bị sốc vì thấy đầu của đứa bé vẫn còn nằm trong bụng mẹ.
Vụ việc ngay lập tức làm chấn động cả Bộ y tế Ấn Độ. Bộ trưởng đã yêu cầu một cuộc điều tra và tìm kiếm sự thật trong vòng 1 tuần.
Người thân và gia đình nạn nhân cũng đã đệ đơn kiện nhân viên bệnh viện Ramgarh.
Bác sĩ BL Bunkar, Giám đốc Trung tâm Y tế và Sức khỏe thành phố Jaisalmer cho biết:
“Hai nam hộ sinh làm nhiệm vụ đêm đó đã bị đình chỉ công tác. Bác sĩ trực chính Nikhil Sharma, do không tham gia vào ca đỡ nên được tạm tha chờ lệnh từ tòa án.”
Hiện tại tình trạng của người mẹ ở bệnh viện đã ổn định hơn. Theo thông tin từ thông tấn Ấn Độ, đây là một ca sinh non đặc biệt. Người mẹ mới mang thai tháng thứ 7. Mặc dù nguy cơ cao nhưng hai nam y tá đã tự đỡ đẻ mà không có sự hiện diện của bác sĩ chuyên khoa.
Nguy hiểm tiềm ẩn gây sinh non mẹ bầu cần biết
Tất cả các bà mẹ đều muốn sinh được những em bé khoẻ mạnh, nhưng bạn có biết rằng những nguy cơ tiềm tàng sau đây có thể gây ra việc sinh non:
Khoảng cách giữa các lần sinh nở
Nguy cơ sinh non có khả năng tăng cao nếu các lần sinh nở của thai phụ diễn ra gần nhau. Hơn một nửa phụ nữ mang thai ngay sau 12 tháng sinh con trước thường sinh bé tiếp theo sớm hơn dự định.
Thụ tinh nhân tạo
Tuy các chuyên gia vẫn chưa xác định lý do chính thức cho yếu tố này, nhưng những phụ nữ sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo thường có nguy cơ sinh non cao hơn các thai phụ thụ tinh bình thường.
Sinh đôi hoặc hơn
Một trong những biến chứng phổ biến nhất của việc mang song thai hoặc nhiều hơn là khả năng sinh non cao.
Trầm cảm
Các bà mẹ bị trầm cảm, dù là mới bị hay đã bị kinh niên, có nguy cơ sinh non tăng khoảng 30-40% giữa tuần thứ 32 và tuần thứ 36.
Thiếu cân
Trong khi phụ nữ thường tăng cân nhanh trong thời kỳ mang thai, 21% trong số họ vẫn không thực sự đạt được trọng lượng tiêu chuẩn. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Phụ sản và Phụ khoa, bà bầu nhẹ cân thường dễ bị sinh non hơn.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non, đặc biệt là khi mẹ bầu bị nhiễm trùng những vi khuẩn như mycoplasma và ureaplasma.
Làm gì để giảm thiểu các ca sinh non
Tỉ lệ sinh non hiện nay ở các thai phụ là khoảng 7-10%, đặc biệt là với những phụ nữ mang thai từ tuần thứ 37 trở đi. Vậy cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ này? Dưới đây là một số lưu ý dành cho các mẹ:
- Kiêng cữ hoàn toàn các chất gây nghiện, kích thích và đồ uống có cồn
- Sử dụng thuốc cẩn trọng trong quá trình mang thai
- Không làm việc quá sức hoặc các công việc đòi hỏi đứng lâu
- Đối với các mẹ sức khỏe không tốt, có vấn đề về tử cung nên kiêng cữ hoàn toàn chuyện quan hệ trước ngày dự sinh từ 2-3 tháng
- Chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, bổ sung sắt, kẽm
- Duy trì tâm lý ổn định, thư thái Thư giãn và cố gắng không để bị căng thẳng.
- Kiểm soát hoóc môn, tránh để xảy ra nguy cơ mất cân bằng
- Nghỉ ngơi thường xuyên , hạn chế các hoạt động kích thích tử cung
- Vệ sinh vùng âm đạo sạch sẽ tránh viêm nhiễm
Theo: The Asianparent
Xem thêm các bài viết khác:
Cùng nhìn ngắm những nụ cười của bé sinh non Con sẽ sống và lớn lên khỏe mạnh, bố mẹ ơi!
Chăm sóc trẻ sinh non hãy áp dụng phương pháp Kangaroo
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!