Buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai là bị làm sao? Đây là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ 3 tháng đầu mang thai. Triệu chứng này được gọi là ốm nghén, điều mà bà bầu nào cũng phải trải qua.
Buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai là bị gì?
Buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai là hiện tương vô cùng quen thuộc đó chính là ốm nghén. Thực tế cho thấy, 70% phụ nữ khi mang thai đều gặp tình trạng này.
Ốm nghén thường xuất hiện vào 3 tháng đầu mang thai. Một số trường hợp ốm nghén suốt quá thời gian mang thai. Biểu hiện của nó là cơ thể cảm thấy buồn nôn nhưng lại không nôn ra được.
Buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai là bị gì?
Nguyên nhân dẫn đến buồn nôn nhưng không nôn ra được khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ốm nghén như:
1. Đứng lên ngồi xuống quá nhanh
Khi phụ nữ mang thai đứng lên ngồi xuống quá nhanh sẽ làm cho máu dồn ở phần dưới cơ thể không kịp điều chỉnh đứng lên được. Điều này làm huyết áp giảm xuống thấp, dẫn đến buồn nôn nhưng không nôn được.
2. Ngủ nằm ngửa
Khi em bé trong bụng phát triển, tử cung của người mẹ cũng lớn dần. Việc này làm chậm quá trình lưu thông máu ở chân. Nằm ngửa khi ngủ giúp cho mẹ bầu cảm thấy dễ chiu hơn.
Nhưng chính nguyên nhân nằm ngửa khi ngủ sẽ khiến cho chị em phụ nữ có cảm giác buồn nôn.
ằm ngửa khi ngủ sẽ khiến cho chị em phụ nữ có cảm giác buồn nôn
3. Thiếu chất dinh dưỡng
Mẹ mang thai không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn việc buồn nôn nhưng không nôn được. Khi cơ thể thiếu chất, lượng đường trong máu bị hạ thấp làm cho mẹ mang thai buồn nôn, chóng mặt… nhiều trường hợp ngất xỉu.
4. Bệnh trào ngược dạ dày
Một số bệnh nền như bệnh trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân làm mẹ bị ốm nghén.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các nguyên nhân khác dẫn tới hiện tượng buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai. Vì vậy, các chị em phụ nữ khi mang thai cần cẩn thận để bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình.
Hiện tượng buồn nôn nhưng không nôn được có nguy hiểm không?
Một số phụ nữ mang thai lần đầu hoặc gặp tình trạng buồn nôn nhưng không nôn được trong suốt thai kì thương lo lắng. Không biết tình trạng này có gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới em bé trong bụng hay không?
Lời khuyên dành cho các mẹ là đừng quá lo lắng! Tình trạng buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai là hiện tượng phổ biến thường gặp. Các chị em có thể đến gặp ngay bác sĩ sản khoa để được thăm khám, tiến hành kiểm tra sức khỏe và tư vấn nhé!
Để hạn chế được tình trạng này các mẹ bầu nên: hạn chế làm việc nặng, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để cho cơ thể khỏe mạnh.
Các cách làm giảm hiện tượng buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai
Để giảm ốm nghén, các mẹ bầu có thể áp dụng một số những mẹo dưới đây trong cuộc sống hàng ngày:
Ăn vặt khi cần thiết
Các mẹ bầu thường rất thích ăn vặt như bánh trái, hoa quả, đồ chua, đồ ngọt… đúng không!
Đồ ăn vặt chính là cứu tinh cho các mẹ đây. Nếu sau khi thức dậy, mẹ có cảm giác buồn nôn nhưng chẳng nôn ra được thì mẹ có thể ăn vặt. Ăn một chút bánh quy hoặc món gì mẹ thèm là mẹ đã có thể vượt qua tình trạng này.
Ăn nhiều bữa trong ngày
Để tránh tình trạng buồn nôn thì mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trong một bữa. Thay vào đó hãy chia lượng đồ ăn và ăn nhiều bữa trong ngày. Làm vậy bụng của mẹ sẽ không bị trống rỗng và tránh được tình trạng buồn nôn. Đồng thời giúp tăng cảm giác thèm ăn khi mang thai.
Hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều chất béo
Chất béo là một trong những chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên quá nhiều chất béo sẽ gây hại. Trong thời kì mang thai, mẹ nên hạn chế các đồ ăn có chấ béo. Bởi nó có thể sẽ gây đầy hơi, khó tiêu.
Trong thời gian mang thai, các chị em nên hạn chế ăn các chất béo. Bởi các thực phẩm đó thường gây đầy hơi, khó tiêu.
Uống nước ngụm nhỏ
Nhiều người thường có thói quen khá xấu đó chính là khi khát mới uống nước và uống liên tục thần nhiều nước. Việc này sẽ đem lại cảm giác sảng khoái khi đã khát, tuy nhiên lại không tốt cho sức khỏe.
Uống nước ngụm nhỏ
Cách tốt nhất là nên uống từng ngụm nhỏ và uống thường xuyên trong ngày. Đây là cách bảo vệ cho dạ dày. Nếu mẹ nôn nhiều có thể thêm một chút muối vào nước, giúp bổ các chất diện giải tốt cho cơ thể khi mang thai.
Ăn các các món có gừng
Một số nghiên cứu cho thấy, khi buồn nôn thì các bà bầu có thể pha một chút gừng để uống hoặc nấu trà gừng sẽ rất tốt cho sức khỏe. Nó làm giảm được các cơn buồn nôn.
Không nên uống vitamin khi bụng đói
Việc uống vitamin khi bụng đang đói là một việc tối kị mà các mẹ cần tránh. Để bảo vệ tốt cho sức khỏe, bà bầu nên tham khảo các ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để giúp cho hệ tiêu hóa tốt nhất.
Mang vòng tay tránh nôn
Một tránh nôn là một giải pháp khắc phục tình trạng buồn nôn tuyệt vời. Vòng được bán tại các nhà thuốc nên mẹ có thể dễ dàng tìm mua.
Bổ sung Vitamin B6
Bổ sung Vitamin B6
Khi buồn nôn kéo dài khi mang thai, mẹ có thể hỏi ý kiến về việc bổ sung vitamin B6. Vitamin B6 có tác dụng làm giảm các cơn buồn nôn. Nhưng tuyệt đối các chị em không nên tự ý bổ sung vitamin B6 khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Tổng kết
Buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai là hiện tượng ốm nghén thường gặp. Với một số mẹo buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai hy vọng sẽ giúp được các mẹ bầu ít buồn nôn hơn. Nếu tình trạng buồn nôn nhưng không nôn được kéo dài và gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì các chị em nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!