Bụng bầu 3 tháng đầu và những thay đổi của mẹ là mối quan tâm của cả mẹ bầu và gia đình. Bài viết sau sẽ cung cấp thêm thông tin cần thiết cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kì:
- Bụng bầu 3 tháng đầu có hình dáng và kích thước như thế nào?
- Sự thay đổi bụng bầu của mẹ qua từng tháng thai kỳ
- Một số lưu ý dành cho mẹ trong quá trình mang thai
Ngay sau khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, một quá trình phức tạp diễn ra và hình thành em bé. Nhiều người cho rằng 3 tháng đầu thai nhi chưa có sự phát triển nhiều, nhưng trên thực tế thai nhi đang phát triển qua từng tuần trong bụng mẹ. Vì quan niệm trên nên nhiều mẹ bầu trong 3 tháng đầu vẫn chưa cảm nhận được sự liên kết với thai nhi nên thường duy trì những thói quen tưởng chừng như vô hại. Phần lớn vì bụng mẹ vẫn chưa có dấu hiệu to ra nên dẫn đến những chủ quan trong sinh hoạt hàng ngày. Ở 3 tháng đầu, mẹ bầu chỉ thường cảm thấy đau bụng thường xuyên hoặc ngắt quãng. Bài viết sau sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc về kích thước và sự phát triển của thai nhi 3 tháng tuổi.
Bụng bầu 3 tháng đầu thường có biểu hiện như thế nào?
Một số chị em khi mang thai lần đầu thường thắc mắc về kích thước cũng như hình dạng của bụng khi bầu 3 tháng đầu. Những câu hỏi thường gặp nhất là bụng bầu 3 tháng đã to chưa? Vì sao cùng thời gian thai kỳ các mẹ lại có sự chênh lệch kích thước bụng?
Bạn có thể chưa biết:
Nguyên nhân bà bầu bị đầy bụng 3 tháng đầu và bí quyết khắc phục
Bụng bầu bắt đầu to từ tháng thứ mấy? Lưu ý cần nhớ khi bụng bắt đầu to
Bụng mẹ bầu khi bước vào tuần thứ 12 của thai kỳ
Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không? Thực tế hình dáng bụng bầu 3 tháng đầu thường sẽ không có một mẫu số chung nhất định. Kích thước sẽ còn tùy thuộc vào cơ điạ của từng người. Những mẹ có tạng người cao ráo thon gọn thường trong thời gian này sẽ rất ít thấy bụng. Ngược lại chị em có tạng người nhỏ nhắn hoặc lớp mỡ bụng dày sẵn thường sẽ nhìn thấy rõ sự thay đổi về kích thước mặc dù mới chỉ mang thai những tháng đầu.
Bên cạnh đó những mẹ mang thai lần đầu cũng sẽ có bụng nhỏ hơn so với mang thai lần sau.
Nhìn chung 8 tuần đầu thai kỳ bạn hầu như sẽ không nhận thấy được bụng bầu to lên. Cho đến tháng thứ 3 nếu để ý kỹ các mẹ sẽ thấy bụng bắt đầu hơi nhô cao hơn. Sang tháng thứ 4 trở đi thì bụng sẽ thay đổi rất rõ. Trong giai đoạn này mẹ nên tích cực bổ sung đầy đủ dưỡng chất để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Kích thước bụng của mẹ qua từng giai đoạn thai kỳ
Kích thước bụng bầu qua các tháng? Những thay đổi cũng như kích thước bụng của mẹ qua từng tháng sẽ được mô tả kỹ hơn ngay dưới đây:
Giai đoạn đầu thai kỳ
- Mẹ bầu tháng đầu hầu như sẽ không có dấu hiệu rõ rệt và chưa thấy sự thay đổi kích thước bụng. Chỉ có một số ít chị em xuất hiện triệu chứng ốm nghén.
- Qua tháng thứ 2 vòng bụng vẫn chưa to lên nhiều. Mẹ xuất hiện một số dấu hiệu như mệt mỏi, đi tiểu nhiều, bầu ngực to hơn…
- Đến tháng thứ 3 bụng sẽ bắt đầu nhô cao hơn. Kèm theo đó là các triệu chứng táo bón thai kỳ, đi tiểu nhiều, kích thước bầu ngực tăng.
Kích thước bụng qua các giai đoạn thai kỳ
Bạn có thể chưa biết:
Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu, nguyên nhân và cách xử lý dành cho mẹ bầu
Siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ
Giai đoạn giữa thai kỳ
- Sang tháng thứ 4 của thai kỳ bụng của mẹ đã bắt đầu lớn hơn thấy rõ. Lúc này mẹ đã dần ổn định và cảm thấy dễ chịu hơn. Số lần tiểu tiện tiếp tục tăng cùng với đó là âm đạo tiết dịch ngày càng nhiều.
- Mẹ bầu ở tháng thứ 5 là lúc bụng bầu lộ rõ nhất. Lúc này trọng lượng cơ thể mẹ cũng đã tăng lên đáng kể.
- Tháng thứ 6, bụng mẹ ngày càng phát triển lớn hơn kèm theo đó là cân nặng thai nhi tăng và cảm giác đau lưng mệt mỏi.
Giai đoạn cuối thai kỳ
- Qua tháng thứ 7 thân hình mẹ bầu đã thay đổi rất nhiều. Vì bụng có kích thước lớn mẹ bầu hay bị chuột rút ở cẳng chân và thường xuyên đau vùng lưng vùng bụng.
- Khi qua tháng thứ 8 là lúc “bụng vượt mặt”, mẹ cử động tương đối khó khăn nặng nề thậm chí còn xuất hiện tình trạng phù thũng.
- Tháng cuối cùng của thai kỳ là giai đoạn mẹ chuẩn bị “về đích”. Thân hình và vòng bụng sẽ xồ xề và nặng nề hơn. Do đó mẹ nên sắp xếp công việc để chuẩn bị đón bé chào đời bất kỳ lúc nào.
Một số lưu ý về kích thước bụng của mẹ bầu
Kích thước bụng bầu phụ thuộc nhiều vào cơ địa và chế độ dinh dưỡng của mẹ
Mẹ bầu khi mang thai cần lưu ý một số vấn đề như:
- Bụng bầu to nhanh: Những tháng cuối thai kỳ nếu có tốc độ tăng chu vi vòng bụng quá nhanh có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Mẹ nên theo dõi và thăm khám thường xuyên để đảm bảo sức khỏe.
- Việc tăng kích thước vòng bụng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng cũng như sức khỏe của mẹ.
- Kiểm soát cân nặng ổn định sẽ giúp mẹ có cơ thể khỏe mạnh, cải thiện khả năng sinh nở.
- Mẹ cần bổ sung những loại thực phẩm lành mạnh và lắng nghe cơ thể để bổ sung thêm những chất còn thiếu. Bạn không nhất thiết phải ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó mà hãy đa dạng các nhóm chất.
Qua bài viết hi vọng bạn đã có những hình dung cơ bản về bụng bầu 3 tháng đầu. Nhìn chung giai đoạn này mẹ bầu vẫn chưa có sự thay đổi về kích thước bụng. Hơn nữa việc bụng lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không phải ai cũng giống nhau. Do đó mẹ không cần quá lo lắng nếu bụng nhỏ hơn người khác nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!