Bộ phận thâm đen của mẹ bầu dễ thấy nhất chính là vùng nách. Trong thời gian mang thai, nội tiết tố progesterone sẽ khiến vùng nách của hầu hết các mẹ bầu bị thâm đen. Mặc dù một số vị trí trở nên sẫm màu hơn, kém thẩm mỹ hơn nhưng đây chính là dấu hiệu thai nhi phát triển tốt và giúp mẹ duy trì một thai kỳ khỏe mạnh:
- Vùng da nách thâm đen
- Vạch đen ở bụng khi mang thai
- Quầng ngực thâm đen
- Da mặt thâm nám
- Khủy tay, đầu gối sạm đen
Vùng da nách thâm đen
Tình trạng này xảy ra rất thường xuyên đối với các bà bầu khiến chị em luôn tự ti. Nguyên nhân là bởi trong thời gian mang thai, nội tiết tố progesterone sẽ khiến vùng nách của hầu hết các mẹ bầu bị thâm đen đi đáng kể.
Tuy nhiên, mẹ chỉ cần chịu đựng một vài tháng, lượng progesterone tăng lên đồng nghĩa với việc thai kỳ khỏe mạnh và đi đúng hướng và tình trạng bầu bị thâm nách sẽ hết sau khi sinh. Ngay sau khi mẹ sinh em bé, da vùng nách sẽ dần trở lại sắc tố bình thường nhưng sẽ cần thời gian ở mỗi bà mẹ là khác nhau.
Vùng da nách thâm đen (Nguồn ảnh: istockphoto)
Mẹ đã biết chưa?
Đường sọc đen trên bụng
Không chỉ xuất hiện vết kẻ sọc giữa bụng, những vết rạn da mà hầu hết mẹ bầu đều gặp phải triệu chứng da bụng thâm đen hơn.
Đường Nigra là tên của đường đen trên bụng bầu, vốn là một đường rất nhỏ và mờ nhạt trên cơ thể cả nam lẫn nữ. Màu sắc của đường Nigra này hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa và sắc tố da của mỗi người. Dân gian tin rằng nhìn vào đường Nigra sẽ biết giới tính thai nhi:
Nếu đường nigra sẫm màu và chạy thẳng từ bụng qua rốn thì mẹ đang bầu bé trai còn nếu đường nigra nhạt màu và không chạy thẳng ở phần rốn thì em bé trong bụng là bé gái.
Nhiều bà mẹ còn phải đối mặt với những vết rạn da thâm tím mất thẩm mỹ. Để giảm tình trạng rạn da, bà bầu nên dưỡng ẩm cho da thường xuyên và ăn nhiều trái cây, rau xanh. Những vết rạn da thâm tím sẽ rất khó mờ sau khi sinh em bé.
Bộ phận thâm đen của mẹ bầu: Đường sọc đen trên bụng (Nguồn ảnh: istockphoto)
Quầng ngực thâm đen
Ngực thâm đen là một dấu hiệu có thai dễ nhận biết, điều này xảy ra khi estrogen tăng lên ngay từ khi thai làm tổ trong tử cung. Hormone này đã khiến ngực mẹ bầu phát triển đáng kể để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ và đồng thời các tuyến sữa ở núm vú cũng phát triển nhanh, khiến đầu vú sưng và thâm lại.
Không chỉ có núm vú thâm đen khi mang thai, các mạch máu trên bầu ngực hiện rõ hơn và bầu ngực mẹ cũng căng ra khi mang thai do các mạch máu hoạt động hết công suất, cơ thể mẹ cầu cung cấp máu nhiều hơn 1,5 lần so với trạng thái bình thường.
BSCK II Nguyễn Đình Tời – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết “Mẹ bầu nên quan tâm đến việc chăm sóc bầu ngực hơn là màu sắc của ngực khi mang thai. Bởi đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng của thai nhi sau này. Mẹ bầu nên chọn loại áo ngực phù hợp, có chất liệu mềm mại, thông thoáng tránh gây kích ứng núm vú. Vệ sinh bầu ngực bằng nước ấm khi tắm, đồng thời massage bầu vú để kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy chức năng tiết sữa”.
Mẹ đã biết chưa?
Da mặt thâm nám
Tình trạng nám da và nổi mụn khi mang thai thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 3-5 của thai kỳ, ngay cả khi mẹ chăm sóc và dưỡng da rất cẩn thận mà các vết thâm sạm vẫn không giảm bớt. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone thai kỳ, đồng thời bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng này nếu mẹ không che chắn cẩn thận khi ra ngoài
Mẹ sẽ nhận thấy tình trạng này nặng nề hơn với vùng da dưới mặt nhưng đừng lo lắng bởi đây chỉ là tác dụng phụ của việc mang thai. Mẹ bầu vẫn nên dưỡng da bằng các sản phẩm an toàn dành cho bà bầu và một tin mừng và sau sinh nở một thời gian, triệu chứng này sẽ giảm dần rồi biến mất.
Tốt nhất, mẹ bầu hãy uống đủ nước, bổ sung thêm trái cây và sử dụng các sản phẩm dưỡng da cho bà bầu để cải thiện sắc tố da.
Bộ phận thâm đen của mẹ bầu: Da mặt thâm nám (Nguồn ảnh: istockphoto)
Khủy tay, đầu gối sạm đen
Một số vị trí khác như khủy tay, đầu gối của bà bầu thường trở nên sậm màu hơn và khô ráp hơn vào những tháng cuối thai kỳ. Điều này diễn ra rất bình thường do nồng độ melanin trên da tăng cao khiến đốm nâu, tàn nhang trên mặt người mẹ đậm hơn, các vùng da nhăn như khuỷu tay, đầu gối, nách, đầu ti, bẹn… sẽ thâm đen hơn bình thường.
Nguồn tham khảo: Cách vệ sinh đầu ngực khi mang thai 3 tháng cuối để giảm tắc sữa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!