Biến chứng sau sinh thường gặp gây tổn thương nặng nề và nguy hiểm tính mạng cho sản phụ. Nhưng không phải mẹ sau sinh nào cũng có thể nhận ra sự bất thường để được can thiệp y khoa kịp thời.
1. Xuất huyết sau sinh
Phụ nữ sau sinh đôi khi có hiện tượng chảy máu sau sinh, nhưng nó chỉ bình thường nếu lượng máu ít dần đi mỗi ngày. Nếu vài ngày sau sinh, mẹ bỉm vẫn thấy màu ồ ạt thì nên đến gặp bác sĩ ngay vì có thể mẹ đã gặp phải chứng “xuất huyết sau sinh”.
Xuất huyết sau sinh là một trong năm biến chứng sau sinh thường gặp nhất khiến các bà mẹ nguy hiểm trong những thời gian sau khi sinh con. Tuy nhiên số ca mắc phải cũng còn khá hiếm, chưa đến 5% phụ nữ khi sinh con. Thời gian gặp phải tình trạng xuất huyết thường xảy ra trong vài ngày ngay sau sinh, nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện sau một tháng. Những phụ nữ sinh mổ, sinh bằng hoặc hỗ trợ kẹp, mang thai đôi, bị béo phì hoặc rối loạn huyết áp,… có nguy cơ xuất huyết cao.
Các nguyên nhân phổ biến của xuất huyết ngay khi sau sinh tử cung bị rách hoặc mất khả năng co bóp, làm ứ đọng và ngừng lưu thông máu. Xuất huyết sau sinh xuất hiện chậm sau vài tuần là dấu hiệu của nhiễm trùng tử cung hoặc nhau thai còn sót lại.
Cơ thể sau sinh dễ gặp các biến chứng nguy hiểm
2. Sót nhau thai trong tử cung
Khi có hiện tượng sốt cao, chảy máu ồ ạt, có nhiều máu cục vón đông thì các mẹ sau sinh nên quay trở lại bệnh viện ngay lập tực. Tình trạng này báo hiệu khả năng một phần của nhau thai, lẽ ra nên được tống ra hết khỏi cơ thể trong vòng nửa giờ sau sinh, lại vẫn còn mắc kẹt trong tử cung. Biến chứng sau sinh thường gặp này có thể xảy ra vì một số lý do như tử cung không co bóp đủ để đẩy nhau thai ra khỏi tử cung, cổ tử cung đóng lại trước khi tất cả nhau thai bị tống ra ngoài hoặc nhau thai không thể tách ra khỏi tử cung một cách tự nhiên.
Hầu hết các bác sĩ đều có thói quen kiểm tra nhau thai sau khi em bé ra đời, nhưng cũng không thể đảm bảo đã lấy ra hết nếu nhau thai bị kẹt hoặc một mảnh bị rời ra. Triệu chứng của việc sót nhau thai là chảy máu, sốt cao, chuột rút xuất hiện trong vòng 10 ngày sau sinh. Các mẹ bị sót nhau thai cần được bác sĩ chuyên khoa dùng dụng cụ y tế gắp nhau sót ra hoặc có thể tiến hành phẫu thuật lấy nhau.
Sốt cao là dấu hiệu nguy hiểm
3. Nhiễm trùng huyết sau sinh
Dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo của biến chứng này bao gồm: sốt trên 38 độ C, ớn lạnh, kiệt sức, chóng mặt, cảm thấy không ổn. Nhiễm trùng máu gây ra bởi việc viêm nhiễm các cơ quan sau sinh phổ biến như đường tiết niệu, bàng quang, vú, nội mạc tử cung mà không được xử lý đúng cách.
Ngoài buồn nôn và ói mửa, bệnh nhân nhiễm trùng huyết thường ngừng đi tiểu, bị sốt cao và bị tụt huyết áp, cảm giác lả người, không cầm cự nổi. Và tất nhiên, biến chứng nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm, khi việc viêm nhiễm đã đi vào máu, chữa trị cực kỳ khó khăn.
4. Đau đầu ngoài màng cứng
Tình trạng đau đầu chóng mặt thường gặp ở phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ thiếu ngủ. Nhưng nếu các mẹ gặp phải tình trạng đầu đau khủng khiếp, kèm theo đau cổ, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và đỡ hơn khi nằm xuống thì hãy cẩn thận. Có thể mẹ đã gặp biến chứng sau sinh đau đầu ngoài màng cứng.
Nguyên nhân gây ra do rỏ rỉ màng chứa dịch não tuỷ, làm mất cân bằng áp suất máu trên não. Hiện tượng này xảy ra ở 1% phụ nữ sau sinh và cần có sự can thiệp của y tế chứ không được tuỳ tiện uống thuốc giảm đau.
Cẩn thận giữa đau đầu thông thường và biến chứng sau sinh
5. Tắt nghẽn mạch và phổi
Đùi và bắp chân sưng to, có màu đỏ, kèm theo khó thở, tức ngực, tăng nhịp tim là triệu chứng của việc mạch và phổi bị nghẽn. Các cục máu đông trong hệ thống tuần hoàn là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với phụ nữ mang thai và 6 tuần sau sinh.
Vì khi estrogen tăng lên, kết hợp protein làm tăng sự hình thành cửa các cục máu đông. Những cục máu này nếu không được phát hiện kịp thời có thể di chuyển đến phổi lam tắc phổi vô cùng nguy hiểm. Phụ nữ có tiền sử hút thuốc, mắc bệnh tiểu đường, trên 35 tuổi, hoặc mắc bệnh béo phì có nguy cơ phát triển máu vón cục cao hơn bình thường.
6. Sỏi mật, bệnh túi mật
Các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo mẹ có thể nhận thấy như đau dữ dội ở lồng ngực trên bên phải hoặc giữa ngực, khó thở, buồn nôn, nôn mửa. Tuy phụ nữ mang thai hiếm khi gặp vấn đề về mật và túi mật, nhưng biến chứng hoàn toàn có thể xảy ra sau khi sinh. Mẹ trải qua kỳ vượt cạn có thể làm hoạt động của túi mật lại cùng với hệ thống tiêu hóa yếu hơn.
Vai trò của túi mật là giải phóng các enzyme giúp phân hủy chất béo và di chuyển chúng qua cơ thể. Nhưng estrogen tăng khi mang thai có thể làm mất cân bằng các enzyme đó, dẫn đến sự hình thành sỏi mật hoặc gây ra sưng túi mật và đau, đặc biệt là sau khi ăn. Nếu không được điều trị, các vấn đề về túi mật có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc vỡ.
Sưng phù bất thường cũng cần được kiểm tra
7. Hội chứng HELLP
Có thể mọi người đã nghe nói về tiền sản giật, tình trạng tăng đột ngột huyết áp và protein trong nước tiểu xảy ra ở giai đoạn giữa thai kỳ. Một biến thể ít được biết đến có thể xảy ra sau khi sinh nở được phát hiện với tên Hội chứng HELLP, rối loạn về gan và máu. Hội chứng HELLP là tên viết tắt của ba triệu chứng bất thường được thấy khi xét nghiệm máu sản phụ, bao gồm:
- Hemolysis: tan máu
- EL (elevated liver enzymes): men gan cao
- LP (low platelet count): số lượng tiểu cầu thấp
Hội chứng này tuy hiểm gặp nhưng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Khi có các dấu hiệu sau, mẹ bỉm nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức: nhức đầu, mờ mắt, đau ở ngực bên phải và bụng trên, khó tiêu, người sưng phồng.
8. Nhiễm khuẩn nhóm A (GAS)
Biến chứng này tuy ít gặp nhất trong số các biến chứng sau sinh thường thấy nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Vi khuẩn nhóm A có thể được lây nhiễm vào cơ thể qua việc dùng nhiều dụng cụ can thiệp khi sinh con. Cơ thể mẹ sau sinh mổ hay có vết rạch, cắt cực kỳ yếu và thường bị chảy máu nên việc nhiễm trùng với vi khuẩn này dù rất hiếm gặp vẫn có thể xảy ra. Dấu hiệu của nhiễm khuẩn nhóm A bao gồm sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, người nóng ran, đau nhức toàn thân.
Nên đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám
Quá trình vượt cạn khiến cơ thể mẹ thay đổi và có nguy cơ gặp nhiều vấn đề sức khoẻ hơn. Các mẹ bỉm nhất định phải chú ý quan sát, đề phòng các biến chứng sau sinh thường gặp và quay lại bệnh viện ngay nếu thấy không ổn.
Theo todaysparent.com
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!