Chị Phan Hồ Điệp, giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, đã chia sẻ những bí quyết dạy con thành thần đồng của chị. Với chị, mẹ cần là người hiểu phương pháp giáo dục nào phù hợp cho con. Mẹ cần hiểu tâm lý con, giúp con tự có được những trải nghiệm để trưởng thành.
Thần đồng không phải bẩm sinh, mà là nhờ quá trình dạy dỗ
Chị Phan Hồ Điệp cho rằng con mình không phải là thần đồng. Với chị Đỗ Nhật Nam là một đứa trẻ từ bé đã có những suy nghĩ “khác người”. Thành công của Nhật Nam không phải là sinh ra đã có. Mà là nhờ cha mẹ đã mất nhiều thời gian nghiên cứu ra phương pháp giáo dục thích hợp cho bé.
Đằng sau số điểm tuyệt đối kỳ thi Đại học Cambridge ở độ tuổi 7, Nam đã nhiều lần thi điểm thấp trước đó. Lần đầu tiên thi TOEFL Nam chỉ đạt 87 điểm. Phải đến lần thi thứ ba Nam mới đạt 114 điểm. Trước khi được 8.5 IELTS, Nhật Nam cũng chỉ được 6.0. Thành công của Nam là hành trình rèn luyện vất vả, là quá trình con tự tìm tòi đọc sách.
Thành công đấy cũng là kết quả dạy dỗ của cha mẹ. Mẹ Nam kể: “Giai đoạn 2 – 3 tuổi, vốn danh từ cũng khá nhiều rồi nên mình tập trung dạy các tính từ bằng cách chơi trò chơi tiêu tả. Muốn chơi trò này, mình phải “chơi thử” cho Nam nhiều lần. Ví dụ: Cái ca thế nào? Cái ca to/ nhỏ/ xinh xắn/ xanh/ đỏ. Con mèo thế nào? Con mèo hiền/ ngoan/ dễ thương/ xinh xắn/ đáng yêu/ dữ tợn. Nam không biết đó là các tính từ. Nhưng Nam có thói quen tìm các từ để miêu tả sự vật. Điều này rất có lợi cho việc làm văn sau này.”
Để con tự lập là giúp con thành công
Theo chị Điệp, những đứa trẻ càng tự lập thì cha mẹ càng giảm dần tính kỷ luật. Trẻ sẽ biết rút kinh nghiệm sau những sai lầm của chính mình. Chị đã cho bé tự lập từ rất nhỏ. Khi 2 tuổi Nam có thể tự đánh răng, rửa mặt, tự mặc quần áo, tự đi giày. Ở mỗi lứa tuổi, trẻ sẽ làm được những việc nhà nhất định. Cha mẹ nên tạo những trò chơi để dạy bé làm việc nhà.
Chị hiểu những dấu mốc của con để hiểu tâm lý của con. Chị bảo: “Trẻ con cũng có những nỗi buồn của chúng. Hãy bên cạnh và an ủi: Mẹ thực sự lấy làm tiếc. Mẹ rất hiểu. Mẹ rất chia sẻ. Rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi. Mẹ “cá” là em sẽ biết cách giải quyết”.
Mẹ cũng cần hiểu diễn biến tâm lý bên trong con, cả điều con nói và điều không nói ra. Chính mẹ là người biết các mối quan hệ, ước mơ, khát vọng, cảm xúc, suy nghĩ của con. Chị Điệp tin rằng nếu chịu khó quan sát, học hỏi, điều chỉnh, bố mẹ nào cũng sẽ hiểu được con, trở thành bố mẹ tuyệt vời của con.
Ba mẹ hãy dạy con biết cách tự trải nghiệm, và ủng hộ con trải nghiệm để trưởng thành
Lúc nhỏ, Đỗ Nhật Nam muốn theo đuổi ngành Phi công, Vật lý, Mật mã. Thế nhưng lớn lên, cậu bé quyết định chọn học ngành m nhạc. Chị Điệp chia sẻ, chị sẵn sàng ủng hộ quyết định của con. Dù con chọn bất kì ngành học nào, hay con có muốn dừng học để tìm những trải nghiệm mới mẻ. “Hôm nọ em chia sẻ rằng có thể em sẽ học ngành âm nhạc. Mẹ thực sự bất ngờ. Vì đó là điều mẹ chưa nghe thấy em nói bao giờ. Nhưng mẹ chỉ mỉm cười. Vì mẹ làm sao có thể lấy kinh nghiệm ít ỏi của mình để đặt lên em. Nên nếu em chọn gap year, em học âm nhạc hay bất cứ điều gì khác, mẹ vẫn luôn ủng hộ. Vì em trước hết, cần được trải nghiệm để trưởng thành.”
Từ nhỏ, chị đã cho con tự đưa ra những quyết định. Hoặc trao cho con “quyền lực” bằng cách hỏi và tôn trọng ý kiến con: Con thấy thế nào? Con có ý tưởng gì không? Con có cách giải quyết nào không? Thế nên không có gì ngạc nhiên khi chị cũng tôn trọng quyền lựa chọ ngành học của con. Chị đã làm hết nhiệm vụ của mình. Cho con tự lập, cho con hành trang để tự quyết định cuộc đời mình. Thế là đủ!
Mẹ có thể đọc nhiều bí quyết dạy con thành thần đồng. Có thể rất quyết tâm thực hiện nhưng rồi lại nản chí. Chị Điệp khuyên: “Biết là sai và sửa dần thôi. Và mình nghĩ, thực sự chẳng ai có thể hoàn toàn nhận mình rằng mình đã nuôi con một cách thật khoa học và tuyệt vời. Ngay cả những người vốn viết trên status rất hay nhưng trong những góc khuất, mình tin vẫn đâu đó mắc sai lầm. Và đó mới thực sự là cuộc đời.”
Xem thêm:
Kinh nghiệm chia sẻ của Bố – Các nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi của trẻ từ 0-6 tuổi.
Các giai đoạn phát triển tâm lý ở trẻ
Dạy con tự kiểm soát cảm xúc và xử lý sự hung hãn của con!
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!