Bệnh viêm màng não rất nguy hiểm và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Trong đó trẻ sơ sinh và các trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Đặc biệt, bệnh này có xu hướng tăng vào mùa nắng nóng (từ tháng 5 đến tháng 7). Do đến nay chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị chủ yếu giải quyết các triệu chứng. Vậy để phát hiện sớm các trường hợp trẻ bị viêm não, cha mẹ cần lưu ý những điều gì?
- Bệnh viêm màng não nguy hiểm như thế nào?
- Nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não ở trẻ em?
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ mắc bệnh
Bệnh viêm màng não nguy hiểm như thế nào?
Viêm não và viêm màng não là bệnh lý xuất hiện rải rác quanh năm, đặc biệt tỉ lệ mắc bệnh sẽ có xu hướng tăng mạnh vào mùa nắng nóng. Đáng lo nhất là hai dạng bệnh viêm não do nhiễm trùng gồm:
- Viêm não Nhật Bản: Chiếm 25-30% số ca viêm não.
- Viêm não do Herpes: chiếm 15-20% số ca viêm não.
Do bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị, nên tỉ lệ tử vong khi mắc bệnh viêm não Nhật Bản lên tới 30%. Riêng bệnh viêm màng não đã thuốc điều trị. Tuy nhiên nếu trẻ nhập viện trong tình trạng nặng sẽ bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn và chịu nhiều di chứng ở não bộ, trí tuệ sa sút hơn trẻ bình thường. Ngoài ra khả năng hồi phục của trẻ sẽ rất kém hoặc chỉ hồi phục một phần và có nguy cơ tử vong cao.
>>Bài viết liên quan:
Bệnh viêm màng não mủ ở trẻ em có lây không và phòng tránh bệnh như thế nào?
Góc giải đáp dành cho mẹ bỉm sữa: Tiêm viêm não Nhật Bản có sốt không?
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não ở trẻ em
Có đến 90% các trường hợp trẻ mắc bệnh viêm màng não – viêm não là do không được tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm vắc xin phòng ngừa không đầy đủ. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân gây phát bệnh sau đây:
Viêm màng não do vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenza týp B)
Bệnh viêm màng não trẻ em do vi khuẩn Hib thường gặp ở những trẻ không được chủng ngừa, nhất là trẻ từ 1-3 tuổi. Bệnh chủ yếu lây truyền từ người sang người thông qua đường hô hấp và có thời gian ủ bệnh dưới 10 ngày. Đáng lo nhất là bệnh này có tỷ lệ tử vong khá cao.
Viêm màng não do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae)
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm màng não do phế cầu khuẩn chính là nguyên nhân gây viêm phổi, nhiễm trùng huyết,… Hiện nay, việc sử dụng kháng sinh chữa bệnh viêm não do phế cầu khuẩn ngày càng khó khăn hơn do không còn đạt hiệu quả.
Viêm màng não mô cầu (Neisseria meningitides)
Bệnh này có thể gây ra nhiều tác động xấu đến cơ thể như: hệ thần kinh, mắt, đường hô hấp, màng tim, máu, khớp, đường tiết niệu và sinh dục. Tuy nhiên, hai bệnh thường gặp là viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết. Trong đó, nguy hiểm nhất là bệnh nhiễm trùng huyết tối cấp với tỉ lệ tử vong rất cao.
Tác động ngoài da của bệnh
>>Bài viết liên quan:
Bệnh viêm màng não sơ sinh có thể từ một nụ hôn?
Viêm màng não trẻ em: Đặc điểm, triệu chứng và cách điều trị
Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ mắc bệnh
Triệu chứng của bệnh
Để phát hiện bệnh viêm màng não sớm, cha mẹ nên chú ý các biểu hiện kèm theo khi trẻ bị sốt. Trong đó biếng ăn, bỏ bú, tiêu chảy hoặc non, chảy nước mũi,… là triệu chứng ban đầu của bệnh. Do những biểu hiện này khá giống với các bệnh hô hấp thông thường nên rất dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua.
Vì vậy khi trẻ bị sốt, ba mẹ cần liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu thấy trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì hãy làm mát cơ thể trẻ bằng cách dùng khăn lau mát và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn liều lượng và cân nặng.
Nếu đến ngày thứ 3 trẻ vẫn còn các triệu chứng sốt cao, co giật và hôn mê, thì bệnh đã trở nặng. Lúc này, cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ như sau:
- Trẻ bị co giật: Trẻ có thể co giật toàn thân hoặc ở tay, chân, mắt, miệng.
- Rối loạn ý thức: Khi mới phát bệnh trẻ sẽ dễ bị kích động, có biểu hiện sợ ánh sáng và rơi vào tình trạng lờ đờ, ngủ li bì, hôn mê.
- Trẻ bị đau đầu: Đi kèm với các triệu chứng nôn, liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở tay, chân, hoặc nửa người.
Ba mẹ nên làm gì khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh?
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như trên, cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Hãy lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Việc trẻ điều trị muộn bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và để lại các di chứng về thần kinh, do đó cha mẹ không nên chậm trễ đưa trẻ đến bệnh viện.
Để phòng ngừa bệnh, nên cho trẻ tiêm vắc xin ngừa bệnh viêm màng não do vi khuẩn Hib, phế cầu khuẩn và mô cầu các nhóm khi đã đủ điều kiện tiêm phòng. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi và lưu lại việc chủng ngừa để trẻ được đảm bảo tiêm ngừa đúng lịch và đầy đủ.
Bài viết tham khảo thông tin từ: Bệnh viện nhi đồng Cần Thơ, Vinmec
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!